Luận Văn Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 4
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 4
    2. Phạm vi nghiên cứu 5
    3. Mục tiêu nghiên cứu . 5
    4. Phương pháp nghiên cứu . 5
    5. Phạm vi nghiên cứu 5
    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến . 5
    7. Kết cấu của đề tài . 5
    Chương 1: Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử 6
    1. Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu: . 6
    2. Đặc điểm của mạng lưới sản xuất toàn cầu: . 7

    3. Quá trình hình thành và hoạt động của các mạng lưới sản xuất điện tử toàn cầu ở Đông Nam Á: 8
    3.1. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Mỹ ở Đông Nam Á: . 9
    3.2. Các mạng lưới sản xuất điện tử của Nhật Bản ở Đông Nam Á: 11
    3.3. Quá trình chuyển dịch cứ điểm sản xuất trong nội bộ vùng Đông Á 16
    3.4. Vị thế của Việt Nam . 19
    4. Kinh nghiệm của một số nước có nền công nghiệp điện tử phát triển 20
    4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 20
    4.2. Kinh nghiệm của Malaysia 23

    Chương 2: Thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO 26
    1. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp điện tử Việt
    Nam (giai đoạn 2002 – đầu 2009) 26
    1.1.Giai đoạn tiền WTO 26
    1.2.Giai đoạn hậu WTO (từ năm 2006 tới nay) 37
    2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47
    2.1.Thuận lợi đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam . 47

    2.2.Những khó khăn và hạn chế đối với ngành công nghiệp điện tử Việt
    Nam . 53

    Chương 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới . 60
    1. Quan điểm và định hướng phát triển . 60
    1.1. Quan điểm phát triển . 60
    1.2. Mục tiêu phát triển . 61
    1.3. Định hướng phát triển . 62
    2. Giải pháp phát triển . 64
    2.1. Phát triển nguồn nhân lực . 64
    2.2. Giải pháp về công nghệ 66
    2.3. Giải pháp phát triển nghành công nghiệp phụ trợ. 68
    2.4. Giai pháp về chính sách . 72
    Kết luận . 75

    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Bước vào năm 2009, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử của Việt Nam đang đối mặt với cả hai khó khăn lớn cùng lúc: cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mức tối đa theo hiệp định tự do theo ngành (theo cam kết WTO) và cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, phân phối. Theo đó, sẽ bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN. Riêng cam kết chung quy định, giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm; cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử. Những yếu tố trên sẽ tác động tích cực, thúc đẩy DN trong nước huy động mọi nguồn lực, thay đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh.

    Theo một thống kê khác từ Bộ Công Thương, cơ cấu công nghiệp chế biến trong công nghiệp điện tử trong nước chưa đạt 5%. Do vậy, trong tổng số doanh thu gần 3 tỉ đô la Mỹ do ngành công nghiệp này mang lại, xuất khẩu đạt trên 2 tỉ đô la Mỹ nhưng 95 - 98% doanh thu xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - vốn chỉ chiếm 1/3 trong số 300 doanh nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam. Còn các sản phẩm điện tử của Việt Nam dù xuất khẩu với số lượng lớn nhưng giá trị gia tăng lại rất thấp.

    Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải xây dựng những ngành sản xuất công nghiệp bền vững và phát triển. Một trong những ngành sản xuất công nghiệp sẽ chiếm vị trí then chốt đó là công nghiệp điện tử. Để từng bước xây dựng ngành công nghiệp điện tử phát triển. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp điện tử. Chúng tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài - „‟ Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam’’ với mong muốn từ những khó khăn trong thực trạng sản xuất hàng điện tử từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử ngày càng phát triển.

    2. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư của Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Thông qua những số liệu từ báo cáo thông kê của Bộ Công Thương và của International business strategies tác giả đi sâu vào phân tích những yếu kém của công nghiệp điện tử Việt Nam từ đó tìm ra những giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và các hiệp hội doanh nghiệp.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Tác giả sử dụng phương pháp thống kê và so sánh với các ngành sản xuất công nghiệp khác, so sánh với nền công nghiệp điện tử của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để tìm ra những giải pháp phát triển cho con đường của công nghiệp sản xuất điện tử ở Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2008, và đưa ra những giải pháp dự kiến để phát triển đến năm 2020.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Đưa ra những giải pháp để xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành một trong những ngành then chốt với tổng kim ngạch lớn trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam trên những điều kiện từ nguồn nhân lực, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.

    7. Kết cấu của đề tài

    Chương 1 :Lý luận chung về ngành công nghiệp điện tử
    Chương 2 : Thực trạng sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam
    Chương 3 : Giải pháp phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

    • 7.doc
      Kích thước:
      2.4 MB
      Xem:
      0
    • 7.pdf
      Kích thước:
      727.4 KB
      Xem:
      0
Đang tải...