Thạc Sĩ Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
    Đề tài: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word


    Mở đầu
    Chương 1: Giá trị đạo đức truyền thống và sự ảnh hưởng của nó tới
    việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
    1.1. Giá trị đạo đức truyền thống
    1.2. ảnh của giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới
    cho sinh viên Việt Nam hiện nay
    Chương 2: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới
    cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay- Thực trạng và giải pháp
    2.1. ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối
    sống mới cho sinh viên Nghệ An hiện nay 44
    2.2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo
    đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt
    Nam hiện nay
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sinh viên là một lực lượng xã hội đặc thù, có vai trò hết sức quan trọng trong quá
    trình phát triển của đất nước. Họ cũng là lực lượng kế tục và phát huy nguồn lực trí tuệ
    của nước nhà, là lớp người đang trong quá trình hoàn thiện, khẳng định nhân cách và tài
    năng của mình. Vị trí, vai trò của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay đang là
    vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, không
    chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn đối với các nhà lãnh đạo quản lý, các tổ chức, cơ
    quan giáo dục - đào tạo.
    Cùng với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở
    rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, lối sống của sinh viên Việt Nam đang
    có nhiều biến đổi. Những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới đã củng cố niềm tin
    của nhân dân nói chung, của sinh viên nói riêng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
    dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng loạt các giá trị mới được hình
    thành, góp phần làm đa dạng, phong phú lối sống của các tầng lớp nhân dân, trong đó
    có đội ngũ học sinh, sinh viên nước nhà. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị
    trường và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho các cá nhân, các nhóm xã
    hội năng động, cởi mở và giàu khả năng thích nghi với những biến đổi của môi trường
    trong nước và quốc tế. Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng đã và đang tạo điều kiện
    cho sinh viên tiếp thu các giá trị tốt đẹp từ lối sống của các dân tộc khác để bổ sung và
    không ngừng hoàn thiện nhân cách, lôi sống của mình.
    Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức với vấn đề lối
    sống và việc xây dựng lối sống mới, đặc biệt là vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị
    đạo đức truyền thống vào quá trình xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay. Hiện
    tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và sinh viên đã
    và đang diễn ra hết sức phức tạp. Tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng, đời sống văn
    hoá tinh thần, nhất là sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống, khuynh hướng muốn
    hiện đại hoá theo kiểu Tây hoá, Mỹ hoá, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, lãng
    quên truyền thống cha ông để lại . đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ trong thanh
    niên, sinh viên. Tại Hội nghị BCH TW lần thứ mười, khoá IX, Đảng ta nhấn mạnh:
    “tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng các tệ nạn xã hội và
    tội phạm, đáng lo ngại nhất là trong giới trẻ”[4, tr.14].
    Đại hội Đại biểu toàn Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VIII (tháng 2- 2009) đã
    đánh giá:
    Sinh viên Việt Nam đã phát huy được những ưu điểm và truyền thống
    tốt đẹp của các thế hệ sinh viên đi trước, thi đua học tập, rèn luyện, tiếp thu
    tiến bộ khoa học, công nghệ, chủ động tiếp thhu nét đẹp của sinh viên quốc
    tế, tạo nên lớp sinh viên những năm đầu thế kỷ XXI mang tính cách truyền
    thống và thời đại .Tuy nhiên, nhiều sinh viên còn mang nặng tính bình quân
    chủ nghĩa , một bộ phận sinh viên chưa xác định được mục tiêu, động cơ
    học tập đúng đắn, thiếu kiên trì, quyết tâm, chưa chăm chỉ học tập, thiếu
    trung thực trong thi cử, kiểm tra, chưa thể hiện rõ ước mơ, hoài bão, thụ
    động, thiếu ý chí vươn lên, ứng xử kém, tinh thần trách nhiệm xã hội còn hạn
    chế, có những biểu hiện chưa tốt về lối sống , mắc tệ nạn xã hội, vi phạm
    pháp luật, một bộ phận sinh viên còn dễ bị lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt
    động với mục đích xấu [2, tr 2-3].
    Đứng trước thực trạng đó, việc xây dựng lối sống mới- lối sống xã hội chủ nghĩacho sinh viên cũng như tìm hiểu những nhân tố tác động đến lối sống của sinh viên Việt
    Nam hiện nay có tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn:
    “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam
    hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề truyền thống và giáo dục giá trị truyền thống đã từng thu hút sự chú ý,
    quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, của giới lý luận trong và ngoài nước
    Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng luôn chú trọng và phát huy
    các giá trị truyền thống của dân tộc và đã tạo ra được sức mạnh to lớn trong sự nghiệp
    đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng CNXH . Nhiều chủ trương,
    đường lối nhằm phát huy giá trị truyền thống dân tộc của Đảng đã được thể hiện trong
    các văn kiện của nhiều kỳ đại hội, đặc biệt là đại hội VII, VIII, IX, X và các Nghị quyết
    khác của Trung ương.
    Đã có những công trình chuyên khảo nghiên cứu về truyền thống và giá trị truyền
    thống Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp CNH, HĐH, đã đi sâu vào
    phân tích những thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy
    các giá trị truyền thống trước thách thức toàn cầu hoá. Trong đó tiêu biểu có các công
    trình: “ Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa
    học xã hội, Hà Nội, 1980. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích các giá trị tinh
    thần truyền thống Việt Nam, đặc biệt là “chủ nghĩa yêu nước” Việt Nam- cái làm nên
    bản sắc, tinh thần, cốt cách Việt Nam; “ Biện chứng của truyền thống” của Hà Văn Tấn,
    Tạp chí Cộng sản, số 3- 1981; “ Về truyền thống dân tộc” của Trần Quốc Vượng, Tạp
    chí Cộng sản, số 3- 1981; “Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng
    con người mới ở nước ta” của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 5- 1986;
    “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện
    đại” của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4- 1992; “ Tìm hiểu định hướng giá
    trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, do Thái Duy Tuyên chủ
    biên, Hà Nội, 1994; “ Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do
    Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, tháng 4- 1995; “ Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh
    niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết
    học, số 5- 1995; “ Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo
    đức hiện nay” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Triết học, Số 6- 1996; “ Sự tác động hai
    mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý” của Nguyễn Tĩnh Gia,
    Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2- 1997; “ Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ
    đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay” của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số
    5- 1998; “ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong
    nền kinh tế thị trường” của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5 – 1998; “Vấn đề khai
    thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí
    Triết học, số 2- 1998. “ Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo
    đức?” của Hoàng Trung, Tạp chí triết học, số 4- 2000; “ Kế thừa và đổi mới các giá trị
    đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    hiện nay”, Luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; “ Giá trị đạo đức và sự
    biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3-2001; ; “ Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo
    đức trong nền kinh tế thị trường” của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5- 2000;
    “ Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện
    nay” của Lê Sỹ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5- 2002; “ Một số biểu hiện của sự biến
    đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc
    phục” của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6- 2002; “ Khoa học công nghệ
    và đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Nguyễn Đình Hoà, Tạp chí Triết học, số 6
    – 2002; “ Từ cái thiện truyền thống đến “ cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam
    hiện nay” của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí triết học, số 8 – 2002; “ Quan hệ biện chứng
    giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay”, Luận
    án tiến sỹ triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; “ Tiêu chuẩn đạo đức của người cán
    bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 –
    2003 .
    Một số công trình khác đã đi sâu vào nghiên cứu giáo dục truyền thống, kết hợp
    giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đào tạo, bước đầu đã đưa ra một số giải
    pháp giáo dục truyền thống cho thanh niên, học sinh, sinh viên, như: “ Giáo dục đạo
    đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay”, Luận án tiến sỹ Triết học của Trần Sỹ Phán, 1999; “ Tình cảm đạo đức và
    giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết
    học, số 6-2000; “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên
    trong điều kiện hiện nay” của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2- 2001; “ Kết
    hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo
    quản lý” của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 4- 2001; “ Giáo dục
    truyền thống cho thanh niên”, Lương Ngọc, Nxb Thanh niên, HN, 1992; “ Kết hợp
    truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện
    nay”, Luận án tiến sỹ của Nguyễn Lương Bằng, 2001.
    Vấn đề lối sống, đã có một số công trình đề cập đến, như: “ Lối sống xã hội chủ
    nghĩa” của các tác giả Liên Xô cũ và cộng hoà dân chủ Đức ( sách dịch), Nxb Sự thật,
    1982; “ Chủ nghĩa xã hội và nhân cách”, 2 tập, của các giả Liên Xô cũ (sách dịch), Nxb
    Sách giáo khoa Mác- Lênin, HN, 1993; “ Con người- những ý kiến mới về một đề tài
    cũ” của liên Xô cũ (sách dịch), Nxb Sự thật, 1987; “ Một số vấn đề về lối sống, đạo
    đức, chuẩn mực giá trị xã hội”, Nxb CTQG, 2001 do Huỳnh Khái Vinh chủ biên. Trong
    cuốn sách này, các tác giả đã bàn một cách sâu sắc phạm trù “lối sống”. Tìm hiểu sự tác
    động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống ở nước
    ta trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; “ Bàn về lối sống
    và nếp sống xã hội chủ nghĩa”, Nxb Văn hoá, 1985, do Trần Độ chủ biên. Trong đó,
    phần thứ nhất của cuốn sách bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa. Phần hai, các
    tác giả tập trung bàn về các giải pháp xây dựng lối sống, nếp sống xã hội chủ nghĩa.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều ít nhiều đề cập đến
    vấn đề lối sống và xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa cũng như kế thừa và phát huy các
    giá trị đạo đức truyền thống vào xây dựng lối sống mới ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có
    một công trình nào trình bày một cách trực tiếp đến vai trò của các giá trị đạo đức
    truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong
    giai đoạn hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    3.1 Mục đích của luận văn
    Từ việc phân tích sự ảnh hưởng của các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc
    xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra phương hướng
    và một số giải pháp nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên ở Việt Nam nói chung
    và ở Nghệ An nói riêng.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Phân tích ảnh hưởng của các giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối
    sống mới cho sinh viên ở một số trường cao đẳng, đại học ở Nghệ An hiện nay.
    - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu qủa
    tác động của các giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh
    viên Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1 Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng, sự tác động của giá trị đạo đức truyền thống tới
    việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đạo đức, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, vấn đề lối sống của thanh niên,
    sinh viên là vấn đề phong phú nhưng phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu từ nhiều
    góc độ, nhiều nhân tố tác động và nhiều khía cạnh khác nhau, trong phạm vi luận văn
    này chúng tôi chỉ đề cập đến một số nhân tố cơ bản của các giá trị đạo đức truyền thống
    tác động đến việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, giá trị đạo đức
    truyền thống, về lối sống và xây dựng lối sống mới. Đồng thời luận văn kế thừa có chọn
    lọc những thành tựu của một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
    chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng
    hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: so sánh, thống
    kê, điều tra xã hội học
    6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
    - Góp phần làm sáng rõ thêm bản chất và tầm quan trọng của các giá trị đạo đức
    truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt nam hiện nay.
    - Chỉ ra sự tác động của các giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối
    sống mới cho sinh viên ở một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    Từ đó, đưa ra những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả tác động của các giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới
    cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ở Nghệ An nói riêng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn
    được bố cục thành 2 chương, 4 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    Lê Thị Tuyết Ba (1999), "Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền
    kinh tế thị trường ở Việt Nam", Tạp chí Triết học, (1).
    Bandzelaze (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    Ban Chấp hành Hội sinh viên Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết tại Đại hội Đại biểu
    toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VIII, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Hội nghị
    lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc
    gia Hà Nội.
    Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt
    Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội.
    Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục
    tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2).
    Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Văn Phúc (2003), “Mấy vấn đề đạo đức trong
    điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí triết học, (1).
    Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước
    những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Chủ nghĩa xã hội và nhân cách (1993), (sách dịch), Nxb Sách giáo khoa Mác –
    Lênin, Hà Nội.
    10. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời
    sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá đất nước, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
    11. Con người – những ý kiến mới về một đề tài cũ (1987), Sách dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    12. Đoàn Minh Duệ (chủ biên) (2004), Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
    dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An.
    13. Vũ Đảm (2003), “Từ tư tưởng Hồ Chí Minh xác định lý tưởng của thanh niên hiện
    nay”, Tạp chí Thanh niên, (13).
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    năm, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
    Trung ương khoá VII, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Đảng Cộng sản Việt Nam ( ), Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Báo cáo Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành
    Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định
    hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb CTQG, HN
    23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    25. Phạm Ngọc Định (1999), “Giáo dục đạo đức rèn luyện nếp sống văn hoá cho sinh
    viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (11).
    26. Phạm Văn Đồng (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh - tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Giá trị thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam (1982), Nxb Sự thật, Hà Nội.
    28. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb
    Khoa học xã hội, Hà Nội.
     
Đang tải...