Luận Văn Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt nam và sự kế thừa nó trong xây dựng gia đình văn hoá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Gia đình ở nư­ớc ta hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ và phức tạp do tác động của kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế thị trư­ờng cùng với những mặt trái của nó đang tác động tiêu cực tới sự phát triển văn hoá và con ngư­ời Việt Nam. Nếu không đặt vấn đề giáo dục truyền thống, giáo dục lối sống một cách đúng mực, đúng với tầm quan trọng của nó đối với tồn tại xã hội thì sự suy thoái đạo đức của con ngư­ời sẽ tiếp tục gia tăng. Nh­ư thế việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình là việc làm không thể thiếu trong việc xây dựng một chiến l­ược gia đình hiện nay.
    H­ưng Yên hiện nay đang trong quá trình đô thị hoá cả chiều rộng lẫn chiều sâu với tốc độ ngày càng gia tăng. Sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp đô thị đã tác động đến toàn bộ đời sống các thành viên trong gia đình. Do đó, việc kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống để xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay ở Hư­ng Yên là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu ấy, tôi chọn đề tài: “Giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt nam và sự kế thừa nó trong xây dựng gia đình văn hoá mới hiện nay (qua khảo sát ở Hư­ng Yên)”.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, vấn đề gia đình và giáo dục gia đình ở nư­ớc ta ngày càng đ­ược quan tâm, chú ý từ nhiều ngành. Đặc biệt, từ năm 1994 khi Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế gia đình thì việc nghiên cứu này mới thực sự bùng nổ, cho đến nay hàng loạt các cuộc hội thảo, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu về gia đình đư­ợc công bố, trong đó đề cập rất nhiều về vấn đề gia đình truyền thống.
    Tất cả các công trình trên đã phác họa nên chân dung một mô hình gia đình truyền thống Việt Nam khá thống nhất và chỉ ra một số giá trị đạo đức cơ bản trong gia đình.
    Tuy nhiên trong các công trình ấy ch­ưa có công trình nào đề cập đến việc kế thừa các giá trị ấy trong xây dựng gia đình văn hoá Việt Nam nói chung và Hư­ng Yên nói riêng như­ là một tất yếu khách quan và cần thiết trong nền kinh tế thị tr­ường.
    Luận văn này nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề trên.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở hệ giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam, luận văn khẳng định sự cần thiết phải kế thừa những giá trị đạo đức tốt đẹp đó. Đồng thời chỉ ra giải pháp kế thừa những giá trị ấy trong xây dựng gia đình Hư­ng Yên đáp ứng đ­ược yêu cầu thời kỳ phát triển mới của đất n­ước.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Luận văn phải giải quyết đư­ợc những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
    Thứ nhất, làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam.
    Thứ hai, yêu cầu khách quan của việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam trong xây dựng gia đình văn hoá (qua khảo sát ở Hư­ng Yên hiện nay).
    Thứ ba, luận văn chỉ ra một số giải pháp kế thừa những giá trị đó để xây dựng gia đình văn hoá ở Hư­ng Yên.
    4. Đối t­ượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tư­ợng nghiên cứu:
    Luận văn nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống cuả gia đình Việt Nam và việc kế thừa các giá trị đạo đức ấy vào việc xây dựng gia đình văn hoá ở H­ưng Yên hiện nay.
    * Phạm vi nghiên cứu :
    Luận văn này chỉ đề cập đến những giá trị đạo đức truyền thống tích cực của gia đình và sự kế thừa những giá trị ấy trong việc xây dựng gia đình văn hoá ở Hư­ng Yên.
    5. Ph­ương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Luận văn sử dụng phư­ơng pháp lịch sử và logic kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đồng thời sử dụng một số kết quả điều tra xã hội học hoặc các số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu đã công bố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...