Tiểu Luận Giá trị của thuyết chính danh trong triết học nho gia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giá trị của thuyết chính danh trong triết học nho gia

    Đặt vấn đề.
    GIÁ TRỊ CỦA THUYẾT CHÍNH DANH TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA
    Triết học Trung Hoa cổ, trung đại là một bộ phận quan trọng của triết học phương Đông, trong đó có thể nói Nho gia là một trường phái quan trọng và có giá trị vào loại bậc nhất. Mặc dù ra đời để phục vụ cho chế độ phong kiến nhưng đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục, của Nho gia vẫn còn giá trị và mang tính thời sự, như tư tưởng nhân nghĩa và học thuyết chính danh. “Nhân nghĩa” có ý nghĩa trong mọi mặt của đời sống, nhưng “chính danh” lại tác động sâu sắc tới việc đảm bảo trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là ở lĩnh vực chính trị.
    “Chính danh” theo Khổng Tử đề xướng là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là: một vật trong thực tại cần phải cho phù hợp với cái danh nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp giữa cái danh và cái thực. Đây là một học thuyết có giá trị không chỉ trong thời phong kiến mà cả trong thời hiện đại. Chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị của học thuyết này trên hai phương diện: đối với sự phát triển tư tưởng triết học và giá trị về mặt thực tiễn.
    Giá trị của thuyết chính danh đối với sự phát triển tư tưởng triết học.
    Chủ trương làm cho xã hội có trật tự, Khổng Tử cho rằng trước hết là thực hiện “chính danh”. Mỗi cái danh đều mang trong nó những điều kiện bản chất mà vật mang danh ấy phải thực hiện cho đúng. Trong xã hội vua phải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, Đó là ý nghĩa thuyết chính danh của Khổng Tử. Sau này các triết gia Trung Quốc đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển nó dựa trên nền tảng mà ông đã đưa ra.
    Mặc Tử có quan niệm khác về danh và thực. Nếu Khổng Tử đưa ra sự phù hợp giữa danh và thực theo nghĩa mang danh nào thì phải có tính chất đúng với cái danh ấy thì Mặc Tử lại có quan điểm “thủ thực dữ danh”, tức là phải dựa vào sự vật và hành vi trong tồn tại mà đặt tên. Phát triển quan điểm đó Mặc tử còn đưa ra ba tiêu chuẩn (tam biểu) để đi tìm cái đúng: căn cứ vào những kinh nghiệm của các thánh nhân đời xưa, căn cứ trên kinh nghiệm của bách tính, và căn cứ trên sự xác nhận của thực tiễn khi đem một chính sách ra dùng.
    Tuân Tử thuộc nho gia kế thừa học thuyết của Khổng Tử kết hợp với những thành quả của Mặc gia đã thành lập một hệ thống lý luận khá chặt chẽ, làm nền tảng cho sự diễn tả thuyết chính danh Nho học của ông.
    Ở Việt Nam, học thuyết chính danh cũng như Nho giáo nói chung đã góp phần hình thành nên hệ thống tư tưởng triết học mang đậm bản sắc dân tộc. Trong khi các nguyên tắc cai trị xã hội của Nho giáo Trung Hoa có phần cứng nhắc và hà khắc thì ở Việt Nam thấm sâu tình nhân ái và lòng yêu nước được đặt lên hàng đầu.
    Nói tóm lại thuyết chính danh cũng như Nho giáo có vai trò quan trọng trong nền triết học cổ, trung đại Trung Hoa nói riêng và phương Đông nói chung. Và thuyết chính danh nguyên thủy do Khổng Tử đề xướng là nền tảng để các nhà Khổng giáo đời sau phát triển cho phù hợp với xã hội Trung Quốc luôn biến chuyển góp phần ổn định trật tự xã hội.
    Chính danh trong lĩnh vực khác của đời sống thì ngày nay được hiểu là việc “định danh”. Trong giao dịch hàng ngày (buôn bán, dịch vụ, ), giữa người với người thường xuyên phải xác định danh tính bản thân và đối tác. Nếu đáng tin cậy thì chi phí giao dịch được cắt giảm, nếu đối tác giỏi giang, giàu có thì giao dịch có thể đem lại lợi ích trực tiếp, ngược lại nên ngừng giao dịch hoặc tăng chi phí để đề phòng rủi ro.
    Nói tóm lại là trong xã hội, người nào mang danh nào thì phải hành xử đúng với cái danh ấy, vật mang danh nào thì phải có tính chất thực đúng như cái danh ấy, thì mới đảm bảo xã hội không rối loạn, không có bất công.
    Qua trên ta có thể thấy thuyết chính danh là một nguyên tắc đúng đắn trong mọi thời đại nếu chúng ta biết vận dụng đúng với hoàn cảnh của mình. Và đây chính là vấn đề mà các triết gia cần nghiên cứu, lấy thuyết chính danh nguyên thủy của Khổng Tử làm nền tảng để xây dựng “chính danh” của thời đại mình. Vì dù có ở hoàn cảnh nào, “chính danh” nếu hiểu là một phạm trù triết học nói chung thì luôn là một nguyên tắc giúp thiết lập và duy trì trật tự xã hội
     
Đang tải...