Tiểu Luận Giá trị của đa dạng sinh vật

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ Đặt vấn đề :
    Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
    Việt nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chúc bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
    Việt Nam còn là một trong 8 “trung tâm giống gốc” của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những koài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
    Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
    Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật đuợc bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sap la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã đuợc mô tả.
    Về thự vật, tính từ năm 1993 đến 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt là ở họ Lan.
    Đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia.Vấn đề giá trị của đa dạng sinh vật đối với con người, một mặt xem xét nó trị giá bao nhiêu tiền, hoặc đáng giá bao nhiêu. Do đó, khi đề cập đến giá trị của đa dạng sinh vật người ta đều tính mọi cái ra giá trị tiền. Mặt khác các giá trị khác ngoài tiền ra, đa dạng sinh vật có những giá trị vô cùng to lớn mà không thể đánh giá bằng tiền được, và đúng hơn, giá trị của nó là vô giá. Bởi vì không có sự đa dạng sinh vật trên trái đất của chúng ta thì sẽ không bao giờ có sự sống. Đề tài: “Giá trị của đa dạng sinh vật” giúp người viết hiểu được thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó. Từ đó có ý thức hơn về sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên di truyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...