Tiểu Luận Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    1. Tính bức xúc của vấn đề. 2
    2. Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn. 4
    2.1. Trách nhiệm nỗi dõi tông đường. 4
    2.2. Con trai đem lại niềm vui cho gia đình và củng cố mối quan hệ vợ chồng. 7
    2.3. Ý nghĩa về mặt kinh tế của con trai 9
    3. Những giá trị, ý nghĩa của con trai ở nông thôn trong tương lai qua những biện luận của cá nhân. 10
    3.1. Lý giải cho việc con trai vẫn chiếm giữ vai trò quan trọng trong các gia đình nông thôn. 11
    3.1.1. Trên cơ sở những lý thuyết về xã hội học. 11
    3.1.1.1. Cách tiếp cận Trao đổi xã hội và lựa chọn duy lý. 11
    3.1.1.2. Cách tiếp cận hành động xã hội 12
    3.1.2. Trên cơ sở quan niệm, thái độ của người dân nông thôn. 12
    3.2. Lý giải về việc nhu cầu có con trai sẽ giảm và không còn là vấn đề bức thiết ở nông thôn. 13
    3.2.1. Trên cơ sở thay đổi nhận thức của người dân. 13
    3.2.2. Trên cơ sở các chính sách xã hội được ban hành. 14
    4. Kết luận. 15
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16






    Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Anh
    MSV: 10030968
    Lớp: K55 xã hội học
    Đề tài: Giá trị của con trai trong các gia đình nông thôn hiện nay
    Bài làm
    1. Tính bức xúc của vấn đề
    Hiện nay, dân số trung bình Việt Nam năm 2012 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. (http://www.baomoi.com). Từ đây, chúng ta có thể nhìn thấy: mức độ gia tăng dân số của nước ta không ngừng phát triển. Trong đó, tỉ lệ gia tăng dân số của nam giới lớn hơn nữ giới. Mặc dù chênh lệch không quá cao. Điều này có thể lí giải bởi trong những năm gần đây, nhu cầu sinh con trai trong những năm gần đây lại tiếp tục bùng phát làm cho số trẻ em trai sinh ra nhiều hơn số trẻ em gái. Bởi đối với người dân Việt thì con trai nắm giữ những vai trò quan trọng trong gia đình.
    Các tỉ số giới tính khi sinh đã làm nóng dư luận xã hội bắt đầu vào năm 2006. Kể từ đó đến nay, tỉ số này luôn trên 110 trẻ trai/100 trẻ gái và xu hướng này còn tiếp tục tăng. Có đến 5/6 vùng kinh tế xã hội và 51/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đang ở trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo Điều tra biến động dân số hằng năm thì tính đến ngày 1/4/2012, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 112,3/100. Tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có diễn biến phức tạp hơn là ở các nước khác. Nếu ở các nước khác, tỉ số giới tính khi sinh hoàn toàn bình thường ở lần sinh thứ nhất và cao hơn ở lần sinh thứ hai thì ở Việt Nam, tỉ số này cao ngay ở lần sinh đầu tiên và cao nhất ở lần sinh thứ ba trở lên (115,5 trẻ trai/100 trẻ gái). Đối với những gia đình mới chỉ sinh được 2 con gái thì ở lần sinh thứ 3, Tỉ số giới tính lên tới 130. Tỉ số giới tính khi sinh của phụ nữ ở nhóm 20% dân số nghèo nhất đều nằm ở mức bình thường (108-109) và nhỉnh hơn chút ít ở lần sinh thứ 3 (111). (http://www.baomoi.com/Mat-can-bang- .oa-cho-su-phat-trien-ben-vung/144/9756562.epi). Đây là nhóm dân tập trung chủ yếu ở nông thôn, nơi mà kinh tế chưa phát triển và những giá trị truyền thống lâu đời vẫn còn hằn lên các nếp sống thường ngày. Việc sinh con trai cũng là một trong những nét truyền thống nổi bật ở nông thôn ngày nay, khi mà những lề thói phong kiến chưa được xóa bỏ triệt để. Họ có mục đích chung là thích con trai và tìm mọi cách để đạt được mục đích đó. Con trai trong các gia đình nông thôn hầu như vẫn mang một giá trị to lớn và nền tảng cho nếp sống nơi đây.
    Trong những thiết chế tồn tại trong xã hội nông thôn thì gia đình là thiết chế quan trọng nhất. Nó trở thành nền tảng hết sức căn bản. Nó đóng vai trò to lớn trong dời sống vật chất và đời sống văn hóa của toàn bộ nông thôn. Nó quy định đặc điểm tâm lý cá nhân nông thôn cũng như tập thể nông thôn. Trên thực tế, theo một số nhà tư tưởng, gia đình và chủ nghĩa gia đình in dấu lên toàn bộ cấu trúc của nông thôn. Chủ nghĩa gia đình thấm sâu vào cấu trúc của xã hội nông thôn từ trên xuống dưới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...