Tiểu Luận Giá trị của bộ luật hồng đức và việc áp dụng vào luật pháp nước ta

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:
    A- PHẦN MỞ ĐẦU 1 1- Lý do chọn đề tài 1 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 2 3- Mục tiêu nghiên cứu 2 4- Phương pháp nghiên cứu . 2 B/ NỘI DUNG CHI TIẾT 2 Chương I: Tìm hiểu về bộ luật Hồng Đức và bộ luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 2 I/ Sự ra đời và phát triển 2 a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) . 2 b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . 3 II/ Đặc điểm nội dung, chức năng của từng bộ luật . 4 1- Đặc điểm nội dung 4 a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) . 4 b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . 5 2- Chức năng 6 a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) . 6 b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . 6 III/ Tiểu kết . 6 Chương II : Thực trạng hôn nhân và gia đình nước ta hiện nay . 6 Chương III : Quan hệ hôn nhân trong bộ luật Hồng Đức và pháp luật hiện nay 8 I- Những qui định về hôn nhân . 8 1- Những qui định chung về hôn nhân . 8
    a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) 8 b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 9 c. Tiểu kết . 10 2- Chấm dứt hôn nhân 11 a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) 11 b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 12
    c. Tiểu kết . 13
    II- Những qui định về gia đình . 14
    1- Quan hệ vợ - chồng 14
    a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) . 14
    b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . 14
    c. Tiểu kết 14
    2- Quan hệ giữa bề dưới và bề trên . 15
    a. Bộ luật Hồng Đức(Quốc triều hình luật) . 15
    b. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . 15
    c. Tiểu kết 15
    C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
    D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

    E/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ . 19


    Đề tài: “ Những tiến bộ của bộ luật Hồng Đức về quan hệ hôn nhân-gia đình và việc phát triển những giá trị đó trong Luật pháp nước ta hiện nay”.

    A/PHẦN MỞ ĐẦU

    1- Lý do chọn đề tài:
    Lịch sử phát triển hàng triệu năm của loài người đã được đánh dấu bằng vô số những thành quả trong đó có tập hợp các mối quan hệ được hình thành trong xã hội. Tính văn minh của loài người thể hiện ở việc phát triển cộng đồng từ các mối quan hệ từ thấp đến cao. Có thể nói gia đình là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của xã hội. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục [SUP][1][/SUP]. Tuy nhiên theo quan niệm hiện đại về gia đình thì hôn nhân là tiên đề cơ bản để tạo nên một gia đình. Vấn đề hôn nhân và gia đình dần được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc biệt trong lịch sử phạm trù “hôn nhân” đã được xuất hiện khá lâu. Từ thời Trung Cổ với các chính sách của nhà thờ Kitô thì vấn đề thành lập gia đình giữa nam và nữ cũng đã được đề cập đến.
    Cùng với sự ra đời của nhà nước, Pháp luật luôn đóng vai trò là cán cân công lý, là công cụ hữu ích giúp nhà nước quản lý tốt bộ máy pháp quyền. Vấn đề quan hệ giữa các giai cấp, các giai tầng và các nhóm xã hội là những nhân tố quyết định trực tiếp đối với Nhà nước và Pháp luật. Ở hầu hết các nước, hôn nhân và gia đình đã được gán với một bộ luật quan trọng trong hệ thống luật pháp. Ở Việt Nam cũng vậy, hiện nay nước ta đang đưa vào sử dụng bộ luât “hôn nhân và gia đình” – bộ luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000. Lịch sử cũng đã ghi nhận “Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” của triều đình nhà Lê với nhiều điểm tích cực mà trên cơ sơ đó Luật pháp nước ta hiện nay vẫn còn kế thừa và phát huy. Vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đức là một trong những điểm tiến bộ đáng kể. Nghiên cứu về những giá trị hữu ích trên và ứng dụng vào thực tiễn Luật pháp nước ta hiện nay sẽ mang lại nhiều kết quả trong việc phát triển kinh tế-văn hóa và xã hội. Nếu có một hệ thống luật pháp vững chắc, chặt chẽ và phục vụ lợi ích cho đông đảo các giai tầng trong xã hội thì chắc hẳn xã hội ấy sẽ phát triển một cách thịnh vượng và có chiều sâu.
    Đó chính là lý do để em quyết định nghiên cứu đề tài: “ Những tiến bộ của bộ luật Hồng Đức về hôn nhân - gia đình và việc phát triển những giá trị đó trong luật pháp nước ta hiện nay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...