Luận Văn giá tài liệu (10.000đ) gồm 5 bài Luận văn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài 1_Luận văn : Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ.
    bài 2 _ Luận văn : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước t9ại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình
    bài 3 _Luận văn : Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    bài 4_Luận văn : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
    bài 5_Luận văn :Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại
    giá tài liệu (10.000đ) gồm 5 bài Luận văn
    Để download tài liệu liện hệ
    TÊN : CAO THỊ NGỌC ÁNH
    NICK : anh200999
    ĐT: 0128.7248.911
    Email : <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="1c727b737f7d7274727575685c7b717d7570327f7371">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    Các bạn thích thì share nha !!!

    Bài 1_Luận văn : Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ.

    lời mở đầu
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng. Nếu trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, tiền tệ – vốn ngày càng trở nên quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói một cách khác thì sự phát triển của kinh tế thị trường làm xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài chính. Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước, các hộ gia đình .v.v Kinh tế càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về phát hành và mua bán lại các giấy tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính.
    Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ thể khác sử dụng trong thời hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính có thời hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó nên thị trường tiền tệ cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những người tham dự ít bị rủi ro. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường. Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương mại làm cho chính sách tiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
    Tại tất cả các nước, Ngân hàng trung ương được sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì ngân hàng trung ương nắm trong tay các mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất. ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường, trong những năm qua thị trường Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đến nay quy mô của thị trường này còn rất khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp .v.v Đặc biệt thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như mở rộng hệ thống cho vay.
    Đạt được những kết quả đó, một phần lớn là do vai trò điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong , kiểm soát thị trường những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài chính và phát triển thị trường tiền tệ.
    Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có những hạn chế. Những hạn chế này ở một chừng mực nhất định sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
    Việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ sẽ đi sâu vào những thực trạng, những mặt được và cần khắc phục để tăng cường hơn nữa phạm vi, hiệu quả điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn và phù hợp thông lệ, nhằm xây dựng một thị trường tiền tệ lành mạnh, hiệu quả và mở ra một vận hội lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước khi bước vào thế kỷ 21 với chương trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tiến tới hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
    Chính vì thế mà em đã chọn đề tài “Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ.” .Đề tài mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.Đây là một đề tài có tính chất rộng lớn, với kiến thức hạn hẹp của mình chắc chắn bài viết của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong có được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô.
    Em xin chân thành cảm ơn .

    bài 2 _ Luận văn : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước t9ại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình

    Lời Mở đầu
    Nền kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đó các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, duy trì vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước các DNNN theo thời gian đã và đang có những đóng góp ngày càng tăng vào GDP cũng như vào ngân sách nhà nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn phản ánh tình hình hoạt động của các DNNN đã cho thấy một tình trạng đáng lo ngại và đang trở nên phổ biến đối với hầu hết các DNNN đó là hiện tượng thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Để giải quyết khó khăn này, ngoài phần tài trợ từ ngân sách nhà nước, bổ sung từ nguồn vốn tự tạo, các doanh nghiệp thường tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
    Nhận thức rõ được tầm quan trọng của các DNNN và thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Ngành ngân hàng, Ngân hàng Công thương Việt Nam về đầu tư phát triển cho các DNNN, kinh tế nhà nước. Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc mở rộng tín dụng, cung ứng vốn cho các DNNN nhằm triển khai, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ cán bộ, từ đó, tạo ra thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, trong nhiều năm các DNNN luôn là đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu của nghiệp vụ tín dụng tại Chi nhánh với số lượng khá đông đảo, thường chiếm trên 95% dư nợ hàng năm và là khu vực mang lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh.
    Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình, em nhận thấy hoạt động tín dụng đối với các DNNN tại đây đã đáp ứng được khá lớn nhu cầu vốn từ phía các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động Chi nhánh không ngừng quan tâm đến vấn đề củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan mà chất lượng tín dụng vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo, còn có những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết hữu hiệu để đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất cho việc đầu tư tín dụng. Xuất phát từ nhận định đó em đã chọn đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước t9ại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm có 3 chương:
    Chương I: Tín dụng ngân hàng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
    Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình.
    Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình.
    Cũng qua phần mở đầu này em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy giáo Hoàng Xuân Quế_Giảng viên Khoa Ngân hàng-Tài chính trường Đại học KTQD Hà Nội và các cán bộ Phòng Kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình những người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Và do kinh nghiệp thực tế, kiến thức, thời gian còn hạn chế nên chắc chắn luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng học để bản luận văn có điều kiện hoàn thiện hơn.

    bài 3 _Luận văn : Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

    Lời nói đầu

    Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng Có được những kết quả này là nhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành các biện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá.
    Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
    Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đã có những thành công nhất định.
    Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạn chế, doanh số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, việc thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏi bức xúc đối với Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay.
    Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN.

    bài 4_Luận văn : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Thuỷ - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An

    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Vai trò của vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 3
    I. Những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại. 3
    1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mại. 3
    2. Những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại. 4
    II. Vai trò của vốn đối với Ngân hàng thương mại. 8
    1. Vốn của Ngân hàng thương mại. 8
    2. Vai trò của vốn đối với Ngân hàng thương mại. 13
    III. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 15
    1. Các hình thức huy động tiền gửi của Ngân hàng Thương mại. 16
    2. Chứng thư tiền gửi loại lớn. 18
    3. Vay ngắn hạn tại Ngân hàng Trung ương. 19
    4. Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại. 19
    5. Vay ngắn hạn bằng giấy nợ phụ. 20
    6. Vay của Ngân hàng Trung ương. 21
    7. Các khoản vay từ công ty mẹ. 21
    IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của NHTM 22
    1. Các nhân tố bên ngoài 22
    2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng 23
    Chương II: Thực trạng huy động vốn của CHi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ 26
    I. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ 26
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 26
    2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. 26
    3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua. 28
    II. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ những năm qua(1998-2002). 33
    1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn. 39
    2. Tình hình huy động vốn trung dài hạn. 41
    III. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng công thương Bến Thuỷ trong những năm qua. 43
    1. Những kết quả đạt được: 44
    2. Những hạn chế và nguyên nhân. 45
    Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ 48
    I. Mục tiêu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ năm tới. 48
    II. Các giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh. 49
    1. Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp. 49
    2. Mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 50
    3. Đơn giản hoá các thủ tục trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng 52
    4. Phải có chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ 52
    5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng 54
    6. Ngân hàng không ngừng hoàn thiện các tiện ích như thanh toán, thu chi hộ, . 55
    7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh 56
    8. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, hết lòng phục vụ khách hàng 56
    9. Tăng cường hoạt động Marketing trong ngân hàng 57
    III. Một số kiến nghị . 58
    1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt nam. 58
    2. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Trung ương. 60
    Kết luận 67
    Danh mục tài liệu tham khảo 68

    bài 5_Luận văn :Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

    Mục lục
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế
    1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu
    1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
    1.2.1. Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu .
    1.2.1.1. Khái niệm.
    1.2.1.2. Vai trò.
    1.2.2. Các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.
    1.3. Các yếu tố ảnh hưỡng tới hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM ở Việt Nam.
    Chương II : Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội .
    2.1. Khái quát về NHNT Hà Nội .
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNT Hà Nội .
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Hà Nội .
    2.1.3. Tình hình 1 số hoạt động kinh doanh chính của NHNT Hà Nội .
    2.1.3.1. Về huy động vốn.
    2.1.3.2. Về cho vay.
    2.1.3.3. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội .
    2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
    2.3.1 Những mặt đạt được
    2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNT Hà Nội
    3.1 Phương hướng hoạt động và nhiệm vụ công tác năm 2003 của NHNT Hà Nội
    3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNT Hà Nội
    3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành
    3.2.2 Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK
    3.2.3. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng
    3.2.4. Chính sách khách hàng
    3.3. Kiến nghị
    3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô
    3.3.2. Đối với NHNT Việt Nam
    3.3.3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...