Luận Văn Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quá, bạn khuyên họ nên làm gì

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCCâu 1: Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quá, bạn khuyên họ nên làm gì?
    I. Đặt vấn đề . 2
    II. Cơ sở lý thuyết 3
    1. Thế nào là truyền thông và truyền thông hiệu quả? 3
    2. Chức năng của truyền thông 3
    3. Sự cần thiết của việc truyền thông hiệu quả 3
    4. Phân loại . 4
    5. Phương tiện truyền thông 5
    III. Giải quyết vấn đề 5
    1. Các nguyên nhân làm giảm hiệu quả truyền thông 5
    2. Các biện pháp làm tăng hiệu quả truyền thông . 6
    3. Xây dựng môi trường truyền thông hiệu quả . 7
    4. Tác động của công nghệ thông tin đến truyền thông và các nhà quản trị 8
    5. Áp dụng vào tổ chức . 9
    VI. Tổng kết . 12
    Nguồn tham khảo . 12



    Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quả, bạn khuyên họ nên làm gì ?I. Đặt vấn đề:Bất cứ một thực thể nào trên trái đất cũng đều có nhu cầu trao đổi thông tin.Mỗi loài có cách riêng của nó.Từ những chú kiến nhỏ bé trao đổi tin tức cho nhau bằng cách “chạm” râu vào nhau đến những chú sư tử dũng mãnh “nói chuyện” bằng tiếng gầm gừ, rồi đến loài động vật to lớn nhất hành tinh là cá voi xanh thì có cách giao tiếp là thanh âm phát ra ở tần số mà tai con người không thể nghe được. Con người chúng ta cũng vậy. Từ thời cổ đại tới bây giờ, nhu cầu giao tiếp với nhau luôn là một trong những nhu cầu cơ bản của cuộc sống.Nếu bạn sống một mình ở rừng rậm, hoàn toàn không hề giao tiếp với con người thì nhu cầu nói của bạn cũng đương nhiên bị triệt tiêu. Đã có nhiều trường hợp được phát hiện trên khắp thế giới mà ta vẫn hay gọi là “Người rừng”. Nhưng đó là thiểu số do đi lạc hay có vấn đề về tâm lý. Còn lại, con người bình thường luôn luôn sống với nhau thành tập thể.Tập thể nhỏ là gia đình, tổ chức, rộng là cộng đồng dân cư, rộng nữa là cả xã hội. Do đó, việc truyền đạt thông tin – truyền thông cho nhau luôn luôn xảy ra.
    Ai cũng đều biết cách truyền đạt, nhưng không phải ai cũng thực hiện được tốt. Tại sao có người mắc chứng sợ nói trước đám đông, rụt rè, lặp bặp, có người dù cố gắng đến mấy cũng không thể khiến người khác hiểu được ý mình, nhưng lại có người có tài hùng biện, trở thành diễn giả chuyên nghiệp? Đó hẳn là do cái cách mà họ truyền đạt.
    Vậy, trong một xã hội luôn luôn biến đổi, đặc biệt lĩnh vực truyền thông luôn dẫn đầu về các phát minh, phương tiện mới, nhà quản trị có cần biết cách truyền thông?Đương nhiên chứ,với quyền hành, trách nhiệm điều hành công việc của người khác, một nhà quản trị sẽ không thể hoàn thành tốt được vai trò đó nếu không biết cách truyền thông như thế nào cho hiệu quả.Chúng ta có bao nhiêu cách truyền thông thì cũng có bấy nhiêu phương cách để làm nó trở nên hiệu quả, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống nói chung và công việc kinh doanh nói riêng.“Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quả, bạn khuyên họ nên làm gì?”Cách nào thì cần thiết với một nhà quản trị?Nhóm chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của mình để làm rõ hơn vấn đế này.
    II. Cơ sở lý thuyết:1. Thế nào là truyền thông và truyền thông hiệu quả?Xét theo nghĩa rộng, truyền thông là tiến trình truyền đạt thông tin giữa các cá thể khác nhau, một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính xã hội, thông qua lời nói, chữ viết ( ngôn ngữ), cử chỉ, điệu bộ, hành vi (thể hiện thái độ hoặc cảm xúc).Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Chẳng hạn, hai người nói chuyện với nhau trên điện thoại, khi phát thanh viên đang đọc tin tức trên các bản tin thời sự hay khi một người nào đó đang đọc thư của mình, đó chính là việc truyền thông giữa các cá nhân đang xảy ra.
    Truyền thông hiệu quả là quá trình truyền thông đã đến đúng với người cần thông tin, đúng với nội dung, ý định ban đầu của người gửi và tạo được hiệu ứng tốt thể hiện qua việc người nhận tiếp thu thông tin và phản hồi lại như thế nào.
    2. Chức năng của truyền thông: - Kiểm soát (control)
    + Những thứ bậc quyền hành
    + Những hướng dẫn chính thức
    - Động viên (Motivation)
    + Giúp nhân viên xác định sẽ làm cái gì, họ làm tốt ra sao, cần làm gì để cải thiện thành tích
    + Diển đạt cảm xúc (emotional expression)
    - Giao tiếp trong nhóm làm việc sẽ chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...