Luận Văn Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quả, bạn khuyên họ nên làm gì

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Giả sử một nhà quản trị muốn truyền thông hiệu quả, bạn khuyên họ nên làm gì?
    - Truyền thông là gì?
    · Theo định nghĩa thông thường thì truyền thông là sự chia sẻ thông tin từ người này sang người khác. Truyền thông là một loại tương tác xã hội trong đó có hai tác nhân chia sẻ lẫn nhau về những thông tin được nhận.
    · Truyền thông là một quá trình diễn ra liên tục, bao gồm 3 phần chính là: nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung là những gì con người muốn truyền đạt lẫn nhau về thông tin, cách thức, xã hội . bằng các hình thức như cử chỉ, điệu bộ, lời nói, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục tiêu là chia sẻ, cung cấp thông tin cho nhau những điều cần biết về một lĩnh vực nào đó.
    · Có 2 dạng truyền thông:
    + Truyền thông liên (giữa các) cá nhân (interpersonal communication)
    + Truyền thông trong tổ chức (organization communication)
    - Tại sao phải “truyền thông”?
    Các hoạt động về quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và có hiệu quả khi nó được xử lý, được thực thi trên cơ sở các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Thông tin không chỉ cần cho các nhà quản trị mà chính bản thân nó cũng giữ những vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực này. Nghiên cứu về vai trò truyền thông của các nhà quản trị, chúng ta thấy:
    · Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị đảm nhiệm vai trò thu thập bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức. Công việc này được thực hiện qua việc đọc báo chí, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người v.v .
    · Vai trò phổ biến thông tin: Là người phổ biến thông tin cho mọi người, mọi bộ phận có liên quan, có thể là thuộc cấp, người đồng cấp hay thượng cấp.
    · Vai trò cung cấp thông tin: Là người có trách nhiệm và quyền lực thay mặt tổ chức phát ngôn những tin tức ra bên ngoài với mục đích giải thích, bảo vệ các hoạt động của tổ chức hay tranh thủ thêm sự ủng hộ cho tổ chức.
    · Truyền thông cũng là để động viên, giúp nhân viên xác định được họ sẽ làm cái gì, họ phải làm như thế nào, làm gì để cải thiện những thành tích mà họ có được.
    · Truyền thông để diễn đạt cảm xúc, sự giao tiếp trong những nhóm làm việc sẽ giúp chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn cũng như thúc đẩy công việc theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.
    - Những mô hình truyền thông phổ biến:
    · Mô hình cơ bản:
    Nguồn (người gửi) à thông điệp à mã hóa (lời nói, cử chỉ, chữ viết ) à kênh truyền thông à người nhận à giải mã à phản hồi.
    + Người gửi: đây là nguồn khởi xướng của thông điệp, mọi thông tin sẽ được lọc và xử lý tại đây để có thể truyền đi đến người nhận.
    + Thông điệp: là những tín hiệu mà người gửi muốn gửi đến cho người nhận thông qua những biểu tượng có chứa thông điệp, lời nói, chữ viết hoặc ngôn ngữ cơ thể.
    + Mã hóa: việc chuyển thể thông điệp thành những biểu tượng có thể sử dụng để truyền đi.
    + Kênh truyền thông: thông điệp sẽ được chuyển đi thông qua những kênh thông tin đại chúng như radio, TV, báo chí, fax, internet
    + Người nhận: đối tượng tiếp nhận và mã hóa thông điệp.
    + Giải mã thông điệp: thông điệp sẽ được diễn giải lại theo cách hiểu của người nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...