Luận Văn Gia nhập công ước La Haye 1993 về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Gia nhập công ước La Haye 1993 về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
    Giới thiệu chung

    Xen lẫn trong những câu chuyện kinh doanh của thời hội nhập, nuôi con nuôi quốc tế (International Adoption) - một nội dung trọng yếu của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - đang ngày càng trở nên gần gũi với người Việt Nam. Tuy thế, một khuôn khổ pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ được nhận nuôi dường như vẫn còn chưa đủ. Với tính chất quốc tế của loại hình cho và nhận con nuôi này, pháp luật quốc gia Việt Nam - dù đã có một loạt quy định điều chỉnh - cũng khó lòng vươn tới nơi xứ người để chở che cho con trẻ nước mình. Sự lựa chọn tích cực và đầy hiệu lực cho những vấn đề toàn cầu, trong đó có con nuôi quốc tế chính là ký kết, tham gia những thỏa thuận song và đa phương. Gia nhập Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Công ước La Haye 1993), đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.
    1. Tính cấp bách của việc gia nhập Công ước La Haye 1993
    Thực trạng việc cho và nhận con nuôi quốc tế ở Việt Nam
    Về mặt lý thuyết, việc nuôi con nuôi quốc tế có thể diễn ra theo hai chiều: thứ nhất, cho người nước ngoài (hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; thứ hai, công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. Thực tiễn cho thấy, việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phổ biến hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp, chỉ trong 5 năm (từ 1994 -1999) có tới 9.322 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi; trong đó số trẻ em làm con nuôi tại Pháp là 3.407, chiếm trên 1/3 trẻ được nhận làm con nuôi tại Pháp (1). Tính trung bình cho đến nay, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (2) và số trẻ em được nhận mỗi năm một tăng cao. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục phát triển. Xét về nguồn trẻ em, Việt Nam là một đất nước đông dân - với trên 85 triệu người - hiện có tới trên dưới 27% dân số là trẻ em (chỉ mới tính từ 14 tuổi trở xuống) (3), trong đó, số lượng trẻ em ở vào hoàn cảnh khó khăn như tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không nơi nương tựa . chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhu cầu về một mái ấm gia đình, về những điều kiện tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho những đứa trẻ là rất đáng quan tâm. Vì vậy, việc xem xét để giải quyết cho và nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không chỉ là đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài, mà hơn hết, chính là nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho trẻ em Việt Nam.
    Khung pháp luật hiện hành điều chỉnh việc nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...