Chuyên Đề Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống c

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội

    Báo cáo kết quả thực tế
    đề tài nghiên cứu
    VAi trò của người vợ và người chồng trong hoạt động sản xuất và nội trợ gia đình nông thôn xã tân lập huyện méc châu - sơn la

    Phần I. Mở đầu

    I. Lý do chọn đề tài:
    Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việc thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và người chồng là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, gia đình Việt Nam nói chung và ở nông thôn nói riêng đang trải qua những biến đổi dễ thích ứng với điều kiện mới. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ đầy tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong gia đình hiện nay cũng chứa đựng không Ýt những hiện tượng đáng lo ngại như: con cái hư háng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ .v.v . Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình, người vợ và người chồng đóng vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của họ như thế nào, sự phân công vai trò như vậy thì địa vị của người chồng và vợ ở gia đình nông thôn hiện nay ra sao, thiết nghĩ đó cũng là những vấn đề cần thiết phải nghiên cứu.
    II. Mục đích nghiên cứu.
    1. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu vai trò của người vợ và người chồng trong sinh hoạt gia đình, tham gia sản xuất nông nghiệp và nội trợ ở gia đình nông thôn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu - tỉnh Sơn La.
    III. Đối tượng và khách thể phạm vi nghiên cứu:
    1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu vai trò của người chồng và người vợ trong sản xuất nông nghiệp, nội trợ gia đình nông thôn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu - tỉnh Sơn La.
    2. Khách thể nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tái định cư đang sống ở xã Tân Lập Méc Châu - Sơn La.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu địa bàn xã Tân Lập - Huyện Méc Châu.
    - Về thời gian: Từ ngày 13 tháng 5 năm 2006 đến 17 tháng 5 năm 2006.
    IV. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
    - Phương pháp phỏng vấn sâu.
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp phân tích tài liệu
    V. Giả thuyết nghiên cứu.
    Trong gia đình nông thôn hiện nay, sự phân công vai trò giữa vợ và chồng theo kiểu truyền thống vẫn chiếm ưu thế, nhưng nhìn chung một bộ phận khá lớn phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình, nhưng vị thế của họ rất thấp, quyền lực trong gia đình phần lớn vẫn thuộc về người chồng.
    VI. Thao tác hoá khái niệm
    1. Gia đình: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất (xã hội học).
    2. Khái niệm "Giới". Khái niệm "Giới" chỉ mối quan hệ xã hội tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ thể.
    Nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Chính vì được quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò về hành vi của giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiện quy định chúng biến đổi.
    VII. Khung lý thuyết: Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có tác động mạnh mẽ tới việc đảm nhận vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình. Việc đảm nhận vai trò của họ dùa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của người vợ và người chồng được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạt động sản xuất, nội trợ và giáo dục con cái. Ngược lại các lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình chỉ được tiến hành khi người vợ và người chồng thực hiện các chức năng của mình.
    Quá trình thực hiện vai trò của người vợ và người chồng là quá trình tạo lập vị thế của họ trong gia đình. Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với vị thế bao nhiêu thì vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu. Ngược lại vị thế không chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người vợ và người chồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những vị thế nhất định.


    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Phần II. Kết quả nghiên cứu


    I. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tân Lập, huyện Méc Châu, tỉnh Sơn La.
     
Đang tải...