Tiểu Luận Gia đình cha, (mẹ) đơn thân và hình thái gia đình đơn thân ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm
    1. Mở đầu.
    Gia đình được hiểu như là một thiết chế với cấu trúc và chức năng của xã hội nhất định (G.Endrweit và G.Trommsdorff; “La Socioloie et les sciences de societe”, nhóm tác giả người Pháp). Hay theo cách hiểu khác, gia đình được coi là một nhóm xã hội với những tiêu chí cụ thể như: hôn nhân, huyết thống, cùng chia sẻ các lợi ích cũng như nền văn hóa chung, các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan hệ giới, khuyết thiếu( nảy sinh từ các hình thức sống mới của gia đình trong xã hội hiện đại) . (Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH; TS. Ngô Thị Ngọc Anh – Vụ Gia đình và đồng sự).
    Theo như quan điểm cho rằng: Gia đình là một sản phẩm của lịch sử nên nó tất yếu bị chi phối bởi những điều kiện chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội của một xã hội và một thời đại lịch sử nhất định đã sản sinh ra nó. Gia đình chính là tấm gương phản chiếu nền văn hóa, kinh tế, phong tục, tập quán và tâm lý tình cảm, lối sống của cộng đồng, dân tộc.( Xã hội học gia đình, Lê Thái Thị Băng Tâm, Hà Nội, 2012).
    Việc nhìn nhận hay đánh giá gia đình cần được đặt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng thời điểm và từng góc độ nghiên cứu cụ thể.
    Việc hình thành một hình thái gia đình cần dựa trên nhiều yếu tố: sinh học, tình dục ( được xã hội và pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận), dân tộc, ý niệm về gia đình của cá nhân và xã hội . Các gia đình phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Chính bởi vậy mà, mỗi khi xã hội có những biến đổi nhất định, liên quan trực tiếp đến đời sống gia đình thì nó sẽ xuất hiện những hình thái gia đình mới. Có những hình thái gia đình nảy sinh từ một hình thái có trước nó và tồn tại song song cùng với hình thái này, có hình thái gia đình tương đối bền chặt cũng có hình thái không được ổn định. Có rất nhiều cách thức để phân chia các hình thái gia đình: trên cơ sở các thế hệ trong gia đình, trên cơ sở dòng dõi hay dựa vào số người tham gia hôn nhân.
    Một trong những hình thái gia đình đã xuất hiện, gắn bó và tồn tại song song cùng những hình thái gia đình truyền thống và gia đình hiện đại, một hình thái gia đình mà được nhắc đến ngày càng nhiều hơn trong xã hội hiện đại ngày nay, với những vấn đề hết sức nhức nhối cho việc nghiên cứu xã hội học về gia đình cũng như sự phát triển của gia đình Việt Nam, đó là hình thái “gia đình mẹ (cha) đơn thân, nuôi con theo kiểu single mom”.
    Gia đình mẹ ( cha) đơn thân là kiểu gia đình không chồng một mình sinh con, (hoặc vợ), và nuôi con, những “single mom” (bà mẹ đơn thân) đang là một thực trạng xã hội, có đủ những mặt phải trái, đúng sai để nhìn nhận, để đi sâu tìm hiểu cũng như là một trong những hướng nghiên cứu mới của xã hội học gia đình hôm nay. Hình thái gia đình đơn thân ( single mom) đã thực sự là một cộng đồng lẩn khuất trong thế giới loài người hiện đại. Với số liệu thống kê ở Mỹ, năm 2008 số gia đình bố mẹ đơn thân chiếm đến 12%, ở Úc còn cao hơn con số lên đến 15, 2%. Còn tại Việt Nam, theo một nghiên cứu năm 2007, có tới hơn 2 triệu người phụ nữ tuổi trưởng thành chọn lối sống độc thân, trong đó ¾ chấp nhận nuôi con một mình. ( Được và Mất “single mom”, theo Thanhnien.com.vn).

    2. Nội dung.
    Theo thạc sĩ Vũ Thanh Hoài, ĐH Văn hóa Hà Nội: Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều gia đình đơn thân nuôi con kiểu "single mom". Điều này ngược với quan niệm phụ nữ phải "tam tòng tứ đức" từ xa xưa. Hay trong Gia huấn ca, Nguyễn Trãi cũng nói: "Ngay cả khi chung chăn gối, ngủ trên cùng giường với chồng, con vẫn phải xử sự với chồng như thể với nhà vua hay với cha của con". Người "chửa hoang", "không chồng mà chửa" sẽ chịu hình phạt khắc nghiệt như gọt đầu bôi vôi, thả bè trôi sông . ( Tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, 29/11, Hà Nội).
    Hình thái gia đình đơn thân, với những người mẹ nuôi con một mình đã có từ ngàn xưa. Họ mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng con cái trong đơn độc, không có người đàn ông bên cạnh và đối diện rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu như trong xã hội Việt Nam truyền thống, với các tư tưởng Nho Giáo ăn sâu vào trong tiềm thức cũng như trong việc giáo dục, được coi là vấn đề đạo đức của người dân. Phụ nữ không kết hôn mà có thai là một hiện trạng xã hội đáng bị lên án, phê phán và chịu rất nhiều tai tiếng cũng như hình phạt tinh thần của làng xóm và cộng đồng. Bởi nó đi ngược lại với quan niệm và những giá trị của người phụ nữ cũng như với xã hội truyền thống: “tam tòng tứ đức”, phụ nữ phải gắn liền với sự dạy dỗ liên quan đến: “ công, dung, ngôn, hạnh” Với những sự đánh giá của dư luận cũng như những hình phạt hết sức hà khắc và nặng nề. Thì ngày nay, kiểu gia đình đơn thân, cha hoặc mẹ nuôi con một mình lại xuất hiện ngày càng nhiều hơn, và nó trở thành một “trào lưu”, một thực tế trong xã hội hiện đại.
    Thực tế về hình thái gia đình đơn thân ngày càng có xu hướng gia tăng, mặc dù trong tư tưởng, không ai thích nuôi dạy con một mình trừ những trường hợp bất đắc dĩ: chồng (vợ) chết, ly dị hoặc mang thai ngoài ý muốn.
    Vào những thập kỷ trước, tỉ lệ phụ nữ nuôi con một mình rất thấp trừ khi có những biến động lớn. Nhưng ngày nay, con số người mẹ độc thân ngày càng tăng cao và nhiều người còn cho đó là hiện tượng bình thường. Họ còn cổ xuý cho phong trào nuôi con một mình. Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: "Việc làm mẹ đơn thân nằm trong một xu hướng toàn cầu. Đó là sự gia tăng số người độc thân cả nam và nữ trong xã hội, hôn nhân hiện đại với một số người có quá nhiều rủi ro" (Mổ xẻ gia đình trá hình, mẹ đơn thần và HIV, Thethaovanhoa.vn).
    Hay gần đây trên báo chí, các diễn đàn truyền thông cũng rộ lên những trăn trở về thực trạng những gia đình đơn thân, “single mom”, khi lượng nữ giới gia tăng ở các thành phố lớn, sự thành đạt cũng như nữ quyền được cổ vũ và nhất là đã có các tên tuổi nữ lưu thuộc giới giải trí công khai giãi bày về việc đã, sẽ sinh và nuôi con một mình.
    Đáng chú ý là phần lớn "single mom" có thể lập gia đình với ý nghĩa đầy đủ nhưng lại muốn có con mà không chịu ràng buộc với ai. Theo thạc sĩ Vũ Thanh Hoài, những người phụ nữ này không hẳn thích sống cô đơn với một đứa trẻ, mà thường họ là những người phụ nữ đã có sự trải nghiệm nhất định trong cuộc sống. Họ muốn khẳng định bản thân, thích sống tự do, không muốn hệ lụy với đàn ông. (Thethaovanhoa.vn).
    Tuy nhiên, những người phụ nữ vừa làm cha, vừa làm mẹ này sẽ phải trả lời con mình về người cha của nó. Bên trong đó, còn ẩn chứa nỗi niềm lo lắng về quá trình phát triển tâm sinh lý của đứa con khi khuyết thiếu bóng người cha.
    Theo bà Nijole V. Benokraitis, Tiến sĩ Xã Hội Học chuyên nghiên cứu về vấn đề Hôn Nhân và Gia Đình (Marriages & Families) và vai trò giới tính, người mẹ đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ tinh thần và nuôi dưỡng duy trì hạnh phúc gia đình. Người mẹ là một liên kết bền chặt các thành viên trong gia đình sau lưng người cha, là người chăm sóc trực tiếp đến các con.
    Trẻ em sẽ dựa vào mẹ nhiều hơn bởi vì đặc điểm của họ là bảo vệ, nuôi dưỡng, từ một mối quan hệ mẹ con được thành lập từ khi mang thai cho đến lúc sinh con, và tiếp tục chăm lo khi đứa trẻ lớn khôn. Khi không có người đàn ông bên cạnh, bà mẹ độc thân phải trở thành trụ cột gia đình. Họ phải thực hiện đầy đủ hai bổn phận vừa làm cha, vừa làm mẹ. Do đó, bà mẹ không có đủ thời gian cần thiết để hỗ trợ, chăm sóc, giám sát con cái đầy đủ. Cho dù, người mẹ có tài giỏi đến đâu, có mang cho con thật nhiều hạnh phúc nhưng trẻ em vẫn cảm thấy thiếu thốn, và bị tổn thương về tinh thần”.
    Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê đầy đủ về những ông bố và bà mẹ độc thân nuôi con. Nhưng nếu chúng ta quan sát “4 xóm không chồng” trên đồi chè vùng cao huyện Đông Giang, Tây Giang, Quảng Nam mới thấy được nỗi cô đơn vô tận và sự chịu đựng, tủi hổ của người mẹ không chồng mà có con. Những người cha, mẹ đơn thân tại Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Chính phủ cũng không có một chính sách nào để hỗ trợ nên họ không chỉ khổ về vật chất mà còn khổ về cả tinh thần. Những đứa trẻ sinh ra lớn lên luôn bị bạn bè chế giễu và xa lánh. Chúng bị tổn thương tâm lý và luôn hỏi mẹ rằng “Cha con là ai hở mẹ?” Đó là sự mất mát của trẻ em không có gì có thể bù đắp được. Tại xã Tân Minh, một xã nghèo, có khoảng 3.687 gia đình, nhưng trong đó đã có hơn 200 phụ nữ nuôi con mà không có chồng. Những người phụ nữ độc thân tại đây đều nghèo khổ, ít học, gia cảnh khó khăn và luôn tự ti, mặc cảm. Họ gần như chịu đựng tất cả sự bất hạnh và không thể tìm được hạnh phúc cho cuộc đời mình.
    Một gia đình mẹ (cha) đơn thân thực sự có rất nhiều những khó khăn xoay xung quanh cuộc sống. Làm mẹ đơn thân nghĩa là việc “ xây nhà” và “ xây tổ ấm” sẽ dồn lên đôi vai, đôi tay của những người phụ nữ. Hay đối với những người cha đơn thân ( phần lớn trong số người cha đơn thân là do vợ mất, hoặc do ly hôn con cái ở với bố) xuất hiện những vấn đề bất cập trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái của mình. Bởi: Người cha nghiêm làm con sợ, người mẹ hiền từ làm con yêu mến, không dám và không nỡ làm bậy. Người mẹ có vai trò quyết định trong việc giáo dục con gái. Con trai được cho đi học, còn con gái chỉ học ở mẹ. Từ nhỏ bà mẹ đã chú ý rèn luyện cho con bắt đầu giúp mẹ các việc vặt rồi thức khuya, dậy sớm làm công việc nội trợ, may vá, chợ búa, sắp xếp việc gia đình. Nội dung dạy dỗ của người mẹ tóm lại là tứ đức của người con gái, dung, công, ngôn, hạnh”. (Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo, Trần Đình Hượu, Theo: ios.ac.vn). Những sự dạy dỗ của người cha không
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...