Tiểu Luận GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Ác Niệm, 28/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt:
    Bài viết này nêu tóm tắt hiện trạng nguồn lực (điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường và cơ sở
    vật chất) cho nuôi tôm và thông tin chi tiết về các hình thức nuôi tôm thương phẩm khác nhau đang
    được thực hiện ở nước ta. Bài viết cũng cung cấp các số liệu về sự phát triển nhanh chóng của nghề
    nuôi tôm ở nước ta trong thập kỷ qua, tiến triển và hiện trạng áp dụng các quy phạm Thực hành nuôi
    ftrồng thủy sản tốt (GAP) và Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) và có đối chiếu với các nước khác
    trong khu vực Châu Á. Bài viết cũng bàn về các khó khăn, trở ngại trong việc triển khai áp dụng GAP
    và BMP ở nước ta. Các đề xuất được nêu về phương hướng chỉ đạo tổ chức thực hiện GAP và BMP
    và các hoạt động cụ thể mà các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ cũng như thành phần tư nhân cần
    xúc tiến để đẩy mạnh áp dụng GAP và BMP ở Việt Nam.
    Mục lục
    1. Vai trò của ngành thuỷ sản: 1
    2. Các hình thức nuôi tôm ở Việt Nam 4
    3. phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Việt Nam 5
    4. Tình hình triển khai áp dụng GAP, BMP và COC11
    5. Định hướng thực hiện GAP, BMP, COC12
    6. Tài liệu tham khảo 13
    Bảng 1 - 7 15-21
    1. Vai trò của ngành Thủy sản

    Ngành thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng cho việc đảm bảo an ninh lương thực, nguồn
    chất dinh dưỡng, sinh kế, tạo thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn.

    Theo số liệu của các cuộc điều tra về tiêu dùng thực phẩm, ước tính các sản phẩm thuỷ sản
    cung cấp 50% lượng protein trong bữa ăn của người Việt Nam. Lượng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ
    sản tính trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vào năm 1990 lên 18,7 kg vào năm 2000 và 19,4 kg năm
    2020. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Uỷ ban Sông Mêkông, có sự chênh lệch rất lớn giữa các
    vùng địa lý khác nhau như con số này ở Miền Bắc chỉ là 12kg/người/năm trong khi số bình quân ở
    khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 30 kg/người/năm và ở tỉnh Long An thì lên tới
    60kg/người/năm.

    Theo ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người làm việc thường xuyên trong ngành thủy sản,
    và ước khoảng 8,5 triệu người (tương đương 10% dân số) có nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián
    tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản. Ngoài ra, ít nhất 10 triệu người tham gia đánh bắt thuỷ sản trên biển, trong
    nội địa và từ cả đồng lúa.

    Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản cũng là ngành đang phát triển nhanh chóng. Ngành thủy
    sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá xuất khẩu và 10%
    việc làm trên cả nước

    Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên
    4.574.900 tấn (xem Bảng 1 ở dưới). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đóng góp 50%
    tổng sản lượng thủy sản. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.085.200 tấn,
    vượt lên sản lượng khai thác thác thủy sản đang ở mức 2.063.800 tấn. Ngành thủy sản cũng là ngành
    đứng thứ 4 về xuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc và giầy da. Trong suốt thập kỷ qua, xuất
    khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008, chúng ta đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản
    phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này tăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị
    so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ
    USD3.

    Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tổng diện tích đất được sử dụng cho nuôi trồng thúy
    sản đã tăng 5,8%, từ 952.600 lên 1.008.000 ha. Bảng 2 ở dưới cho thấy năm 2008, nuôi thủy sản nước
    mặn và nước lợ chiếm diện tích 702.500 ha (70%) còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 305.500 ha
    (30%). Trong tổng số 702.500 ha nuôi mặn lợ, có 625.600 (89%) ha dành cho nuôi tôm. Trong khi đó,
    trong tổng số 305.500 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích danh cho nuôi tôm (nước ngọt) chỉ
    là 4.700 ha, tương đương với 1,5%.

    Từ năm 2004 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 102%, từ 1.202.500 lên
    2.430.944 tấn, trong đó 381.728 tấn (15,7%) là tôm nuôi (xem Bảng 3). Hiện nay, các tỉnh vùng Đồng
    bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...