Sách Gào thét trong mưa bụi – Dư Hoa

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong áng văn u uẩn này, người đọc sẽ được chứng kiến nhiều cảnh nước mắt rơi: một bé gái khóc sưng cả mắt khi bị hòn tuyết lao vào người; một ông chồng trăng hoa rấm rứt bên mộ vợ; một nàng dâu mới gào la khi bị ông bố chồng quấy nhiễu. Và rùng rợn nhất, một đứa bé trai tru lên thảm khốc trong tuyệt vọng khi người mẹ yếu đuối của cậu bị một con chó dữ ăn thịt. Là tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết, Dư Hoa nổi tiếng là nhà văn có lối viết lạnh lùng, tàn nhẫn. Nhân vật của ông thường chịu số phận khắc nghiệt hoặc gặp phải những tình cảnh khốc liệt. Dư Hoa không ngại ngần khai thác những nghịch cảnh éo le như: một đứa trẻ vị thành niên tìm cách hãm hiếp một bà già 70 để thử cảm giác; một đứa con dùng thi thể đã đông cứng của cha mình làm vũ khí đánh lại người khác; một kẻ say rượu thiệt mạng khi ngã vào hầm phân – Evan.com.vn
    “Đây là cuốn sách về ký ức, kết cấu của nó dựa trên những cảm thức đối với thời gian, hay nói cách khác là thời gian trong ký ức. Tư tưởng của cuốn sách là khi đứng trước quá khứ con người có niềm tin hơn khi đứng trước tương lai. Bởi vì tương lai đầy rẫy mạo hiểm, đầy rẫy những chuyện thần bí mà có thể con người không thể chiến thắng, chỉ sau khi kết thúc những chuyện này, nỗi sửng sốt và khiếp sợ mới chuyển hoá thành những câu chuyện dí dỏm và ngọt ngào. Đây chính là lý do tại sao con người lại sống nặng về hồi ức đến vậy. Sáng tác của tôi giống như luôn nhấc máy điện thoại, luôn luôn bấm vào từng ngày không có thứ tự để nghe tiếng nói của quá khứ ở đầu dây bên kia.” – Lời nói đầu của nhà văn Dư Hoa cho bản tiếng Italia
    “Trong tác phẩm này, sự ly kì và bình thường hoà quyện với nhau trong lối kể chuyện hấp dẫn mạnh mẽ của nhà văn, thủ pháp kể chuyện có tính kịch, dàn trải tình tiết như một tác phẩm âm nhac, bằng phương thức có một không hai, nhà văn đã dẫn dắt người đọc đi đến chỗ cùng cực của nhân tính, rồi lại trở về với những lo lắng và niềm vui thơ ấu.” – Bộ trưởng văn hoá Pháp, Jeans Jacques Aillagon
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...