Luận Văn Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

    Tóm tắt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là sự phối hợp hài hòa các yếu tố môi trường và xã hội trong các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp quản lý hiệu quả những lợi ích khác nhau của các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Từ thập niên 1980, CSR đã trở thành một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức rằng họ không thể chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ hơn các nhân tố chính của CSR, xu thế của CSR và hướng dẫn việc lồng ghép các hoạt động quản trị nhân sự (Human Resource Management - HRM) với CSR.

    1. Giới thiệu


    Thực hiện thành công chiến lược trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội là tiền đề quan trọng cho thành công của một doanh nghiệp bởi việc thực hiện CSR mang lại những lợi ích rất lớn như tăng doanh số và năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, thu hút được đội ngũ lao động tay nghề cao hay có cơ hội mở rộng thị trường. Tuy nhiên, chiến lược CSR còn tương đối mới ở Việt Nam nên các hoạt động quản trị doanh nghiệp chưa thật sự gắn kết được với CSR. Vì vậy, việc thực hiện CSR cho đến nay vẫn còn hạn chế. Để tìm giải pháp cho thực tế này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu về xu thế của CSR và hướng dẫn việc lồng ghép các hoạt động HRM với CSR. Các doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện theo các bước hướng dẫn này nhằm tạo ra lợi ích bền vững cho nhân viên, doanh nghiệp và xã hội.

    2. Một số khái niệm


    2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


    Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đồng ý với một tuyên bố nổi tiếng của Milton Friedman năm 1970 rằng “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận.” Câu nói này khẳng định mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông. Tuy nhiên, ngày càng nhiều doanh nghiệp cổ xúy quan điểm rằng một công ty không thể hoạt động tốt nếu nó chỉ tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải có nghĩa vụ đối với các bên liên quan và xa hơn nữa, đó là trách nhiệm với xã hội (EIC, 2005).
    Keith Davis (1973) đưa ra khái niệm: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp






    với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ.” Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn: “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời diểm nhất định.” Còn theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường.” Như vậy, bản chất của CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.
    Vậy lợi ích cụ thể của hoạt động CSR đối với doanh nghiệp là gì? Nếu tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR. Tuy nhiên, chi phí để áp dụng chương trình CSR có thể gây ảnh hưởng
    đến kết quả

    doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...