Tài liệu Gai tuyết, gai làm bánh (Kinh), trữ ma, bẩu pán (Tày), co pán (Thái), chiều đủ (Dao)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Gai là loài cây LSNG đa tác dụng: sợi gai là một trong những loại
    sợi được con người sử dụng sớm nhất. Ở Trung Quốc sợi gai được dùng từ
    trước Công Nguyên. Hiện nay sợi gai vẫn được nhiều địa phương dùng làm
    thừng, dây gai, lưới đánh cá dây câu và các loại lưới. Lưới và dây câu bằng
    sợi gai rất bền trong nước mặn. Gai cũng được dùng làm chiếu, cánh buồm.
    Sợi gai chế biến được sử dụng trong nhiều việc như: dệt màn, vải thô, vải
    lọc. Các phần còn lại của thân gai, sau khi đã tách sợi có thể dùng làm giấy
    chất lượng cao như giấy sổ tay, giấy thuốc lá .Lá và phần thân non của gai
    dùng làm thức ăn gia súc. Ở Việt Nam lá gai dùng chế biến loại bánh: bánh
    gai cổ truyền.
    Giá trị dinh dưỡng của các phần trên đất của cây gai khá cao: trong
    100g chứa 11 -28g protein; 9-29g chất xơ; 15-17g chất tro; 3,7-4,5 chất
    calci; 0,13-0,31g photpho. Trong 100g lá khô chứa khoảng 25g protein. Gai
    còn được coi là cây thuốc cổ truyền của nhiều nước châu Á. Theo Đỗ Huy
    Bích và cộng sự (2004), rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng
    an thai, cầm máu, lợi tiểu. Lá gai cũng có vị ngọt, tính hàn có tác dụng làm
    mát máu. Rễ gai giã nát với rễ vông vang đắp làm cho mụn nhọt chóng
    mưng mủ. Lá gai dùng riêng hoặc giã đắp với cây *** lợn có tác dụng cầm
    máu, làm lành vết thương. Lá gai phối hợp với lá vông, lạc tiên, rau má, nấu
    thành cao, cho thêm đường uống làm thuốc an thần gây ngủ. Sợi từ vỏ gai
    mềm và được được xếp vào nhóm không có chất gỗ. Tế bào sợi dài (10-)40-
    250(-600)àm và rộng (10-)25-60(-100)àm. Lát cắt ngang của sợi bị dẹp và
    không đều, vách tế bào sợi dày, trong suốt, 2 đầu nhọn đến tròn. Sợi bao
    gồm: 69-91% cellulose; 5-13% hemicellulose;1% lignin; 2% pectin và 2-4%
    chất tro. Sợi tách từ thân gai có nhiều chất nhầy, vì vậy cần có các phương
    pháp đặc biệt để tách chất nhầy khỏi sợi. Chất nhầy chủ yếu gồm
    hemicellulose và chất pectin, tan nhiều trong nước, nhưng ít tan trong dung
    dịch kiềm. Sợi tách hết chất nhầy (gôm) có thể chứa 96-98% cellulose.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...