Luận Văn Gải pháp thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3
    3.1. Phạm vi nghiên cứu 3
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 3
    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
    5. Bố cục khoá luận . 5
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU DU LỊCH TRÀNG AN(NINH BÌNH) 6
    1.1. Khái quát về du lịch và điểm đến du lịch 6
    1.1.1. Du lịch . 6
    1.1.2. Kinh doanh du lịch 9
    1.1.3. Khái niệm và các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch 10
    1.1.3.1. Điểm đến du lịch . 10
    1.1.3.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch 12
    1.1.4. Kinh doanh lữ hành nội địa 13
    1.1.4.1. Khái niệm khách du lịch nội địa . 13
    1.1.4.2. Đặc điểm kinh doanh lữ hành nội địa . 14
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách du lịch và quá trình ra quyết định mua của khách du lịch . 19
    1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định mua của khách du lịch. 19
    1.2.1.1. Những yếu tố thuộc về văn hoá 19
    1.2.1.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội . 20
    1.2.1.3. Các yếu tố thuộc về bản thân . 21
    1.2.1.4. Những yếu tố thuộc về tâm lý . 23
    1.2.2. Quá trình ra quyết định mua của khách 24
    1.2.2.1 Xác lập nhu cầu . 24
    1.2.2.2. Tìm kiếm thông tin . 24
    1.2.2.3. Khảo sát, kiểm tra, đánh giá giá trị và giá cả của sản phẩm du lịch
    25
    1.2.2.4. Quyết định mua 25
    1.2.2.5. Khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch đã mua . 25
    1.3. Hoạt động marketing nhằm thu hútkhách du lịch 26
    1.3.1. Marketing du lịch . 26
    1.3.1.1. Khái niệm Marketing du lịch 26
    1.3.1.2. Những khác biệt của Marketing du lịch 27
    1.3.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu . 28
    1.3.2.1. Phân đoạn thị trường 28
    1.3.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 29
    1.3.3. Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch . 30
    1.3.3.1. Chính sách sản phẩm trong việc thu hút khách du lịch 30
    1.3.3.2. Chính sách giá trong việc thu hút khách du lịch . 34
    1.3.3.3. Chính sách phân phối sản phẩm 35
    1.3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 37
    1.3.3.5. Yếu tố con người và nâng cao chất lượng phục vụ . 38
    Tiểu kết chương I . 40
    CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU DU LỊCH TRÀNG AN(NINH BÌNH) . 41
    2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch của Khu du lịch Tràng An . 41
    2.1.1. Vị trí địa lý 41
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên 42
    2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn . 46
    2.1.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội . 46
    2.1.3.2. Những tài nguyên du lịch nhân văn . 51
    2.1.4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của khu Du lịch Sinh thái
    Tràng An 52
    2.1.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật . 54
    2.1.5.1. Cơ sở hạ tầng . 54
    2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 55
    2.1.6. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 57
    2.2. Thực trạng hoạt động Marketing nhằm thu hút khách du lịch tại khu du lịch Tràng An(Ninh Bình) 57
    2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Tràng An
    57
    2.2.2. Hoạt động phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu . 60
    2.2.3. Các chính sách Marketing nhằm thu hút khách du lịch tại khu du lịch Tràng An 61
    2.2.3.1. Chính sácg sản phẩm 61
    2.2.3.2. Chính sách giá 62
    2.2.3.3. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 64
    2.2.3.4. Vấn đề con người trong phục vụ du lịch . 64
    2.3. Đánh giá nhận xét về hoạt động Marketing nhằm thu hút khách của khu du lịch Tràng An 65
    2.3.1. Ưu điểm . 65
    2.3.2. Nhược điểm và bài học kinh nghiệm 67
    Tiểu kết chương 2 70
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI KHU DU LỊCH TRÀNG AN(NINH BÌNH) . 71
    3.1. Định hướng, quan điểm mục tiêu đầu tư của du lịch Ninh Bình trong thời gian tới . 71
    3.1.1.Định hướng đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình 71
    3.1.2.Mục tiêu đầu tư . 71
    3.1.3. Quan điểm đầu tư 72
    3.2. Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư . 72
    3.3. Các điểm du lịch của tỉnh 73
    3.4. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 74
    3.5. Tổ chức không gian phát triển du lịch Ninh Bình đến 2015 . 75
    3.5.1. Các Không gian ưu tiên phát triển du lịch của Ninh Bình: . 76
    3.5.2. Đối với không gian du lịch Tràng An - Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư 77
    3.6. Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An . 79
    3.6.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu . 79
    3.6.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 80
    3.6.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 80
    3.6.2.2. Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng cuối tuần 81
    3.6.2.3. Xây dựng các tour du lịch mới đặc sắc . 82
    3.6.2.4. Hoàn thiện chính sách giá 84
    3.6.2.5. Hoàn thiện chính sách xúc tiến 85
    3.6.2.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 86
    3.7. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về du lịch
    87
    3.7.1. Kiến nghị với doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường . 87
    3.7.2.Đối với UBND huyện gia Viễn và Hoa Lư: 87
    3.7.3.Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình. 88
    3.7.4.Đối với Tổng cục Du lịch 89
    3.7.5.Đối với Chính phủ 90
    Tiểu kết chương 3 91
    KẾT LUẬN CHUNG 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC 94





    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ xa xưa trong lịch xử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước. Bởi du lịch đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, từ đơn thuần chỉ là đi thăm quan cho đến việc kết hợp với các mục đích khác như: Học tập - nghiên cứu, thờ cúng - tín ngưỡng, tìm kiếm thị trường, hội họp. Có thể nói rằng du lịch đã và đang có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và đặc biệt đối với vùng có tài nguyên du lịch đặc sắc, ấn tượng và có giá trị du lịch.
    Đối với kinh doanh du lịch, khách du lịch là yếo tố sống còn, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu du lịch. Chỉ của du khách là việc vỏ tiền ra để sử dụng các hàng hoá - dịch vụ, các chương trình du lịch như tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi, quà lưu niệm Vì vậy chi của du khách chính là thu của ngành du lịch. Và để có nguồn thu lớn nộp vào ngân sách Nhà nước thì các doanh nghiệp du lịch. Và để có nguồn thu lớn nộp vào ngân sách Nhà nước thì các doanh nghiệp du lịch cũng như các cơ quan ban ngành du lịch cần phải quan tâm tới việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng các loại hàng hoá, sản phẩm du lịch dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách và để làm sao du khách sẵn sàng mở rộng " hấu hao" trong khi đi du lịch.
    Du lịch khác các ngành kinh tế khác bởi nó mang nét đặc trưng riêng - hoạt động du lịch chỉ diễn ra ở những vùng đất có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đặc sắc, khác lạ với vùng khác, có những di tích mang sắc thái và dấu ấn riêng. Do có sự ưu đãi của thiên nhiên mà trên lãnh thổ nước Việt Nam đã có rất nhiều địa danh nổi tiếng về du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Sa Pa, Đà Lạt và Ninh Bình cũng là một trong những địa danh nổi tiếng với những di tích văn hoá, lịch sử, các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Nói đến Ninh Bình là nói đến Cố Đô Hoa Lư lịch sử, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, du bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, quần thể hang động Tràng An . Chính những khu du lịch này đã đưa du lịch Ninh Bình trở thành du lịch quan trọng của địa bàn trọng điểm phía bắc, là một địa chỉ hấp dẫn, an toàn và thân thiện . mời gọi du khách muôn phương. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng như vậy đã tạo nên rất nhiều sản phẩm du lịch khác nhau. Chính vì thế mà Ninh Bình đã xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển của mình.
    Trong số các khu du lịch được tỉnh Ninh Bình quan tâm đầu tư trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh mà phải nói đến khu du lịch Tràng An, mặc du được phát triển và đưa vào khai thác chưa lâu nhưng khu du lịch đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn, thu hút được nhiều các nhà đầu tư đến khai thác và tiến hành xây dựng, kinh doanh. Tuy nhiên trong nhỉều lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế như cơ sở vật chất kỹ thuật chưa nhiều, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, các loại hình dịch vụ bổ sung còn ít do đó mà khách du lịch vẫn chưa muốn chọn Tràng An làm điểm dừng chân lý tưởng của mình. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào thu hút được nhiều khách du lịch đến với Tràng An, chi dùng và các dịch vụ du lịch của khu du lịch?
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Gải pháp thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An" nhằm nghiên cứu tình hình khai thác du lịch của khu du lịch Tràng An đồng thời đưa ra một số ý kiến đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách đến Tràng An trong thời gian tới.
    Do thời gian nghiên cứu đối tượng còn hạn chế, tài liệu tham khảo ít, trình độ người viết còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót, mặt khác đây là một vấn đề rất khó đối với một sinh viên còn thiếu những cọ sát thực tế. Tuy vậy tác giả vẫn xin được mạnh dạn trình bày, đánh giá và đưa ra ý kiến từ những đúc kết trong quá trình nghiên cứu của bản thân.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thu hút khách du lịch đến với các khu du lịch.
    - Khảo sát, phân tích trạng thu hút khách tại du lịch Tràn An
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến khu du lịch Tràng An trong thời gian tới.
    3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi về nội dung:
    Đề tài tập trung phân tích hoạt động thu hút khách du lịch dưới góc độ tiếp cận của môn học Marketing du lịch
    + Phạm vi không gian
    Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về trình độ mà khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu một số địa điểm chính mang tính đại diện và là nơi thu hút nhiều khách du lịch của khu du lịch Tràng An: khu du lich tâm linh chùa BáI Đính, hang động Tràng An.
    + Phạm vi thơì gian:
    Nghiên cứu tình hình kinh doanh du lịch và thu hút khách các năm 2008- 2009
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    + Phương pháp phỏng vấn điều tra
    Để thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và khách quan, người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn điều tra các cá nhân, tổ chức có liên quan tới khu vực nghiên cứu. Đồng thời, phát phiếu điều tra thăm dò ý kiến cho khách du lịch tại các điểm dừng chân, nghỉ ngơi trên chặng đường dể thu thập các thông tin cần thiết. Đối tượng chủ yếu là khách du lịch quốc tế, nội địa các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và người dân địa phương.
    + Phương pháp thu thập thông tin và xử lý dữ liệu:
    Trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào, tính kế thừa luôn phải được đặt ra. Do vậy việc thu thập các tài liệu có liên quan là rất quan trọng và cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu khoá luận, tác giả đã thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hoá lịch sử, quy hoạch phát triển và một số nghiên cứu về hoạt động du lịch ở khu du lịch Tràng An cơ sở cho những phân tích đánh giá đặt ra đối với khoá luận.
    + Phương pháp liên ngành
    Hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hợp của tất cả các lĩnh vực kinh tế, địa lý, văn hoá, xã hội. Do đó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực, vận dụng tốt các môn học chuyên ngành du lịch đề từ đó có những nhận xét đánh gái đúng đắn về các khía cạnh của lĩnh vực nghiên cứu.
    4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Khu du lịch Tràng An do doanh nghiệp Xuân Trường tiến hành xây dựng từ năm 2004 gồm khu tâm linh núi chùa Bái Đính , và khu hang động Tràng An, khu dịch vụ. Dự án xây dựng khu du lịch Tràng An đã hoàn thiện giai đoạn I năm 2008 , hiện đang hoàn thiện giai đoạn 2.
    Chùa Bái Đính là một khu chùa gồm chùa cổ và chùa mới đang hoàn thiện chùa cổ do thiền sư Nguyễn Minh Không phát hiện ra các hang đá và dựng chùa.
    Hang động Tràng An được hình thành tử hàng triệu năm, quá trình kiến tạo địa chất đã tạo thành nhiều hang động kỳ thú.
    5. Bố cục khoá luận
    Khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chú thích, phụ lục, tài liệu tham khảo, được chia làm 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động marketing thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An .
    Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An
    Chương 3: Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch ở khu du lịch Tràng An
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...