Tài liệu Gấc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công dụng:
    Ở nước ta gấc được trồng chủ yếu để lấy quả chín nhuộm màu
    cho xôi hoặc cho các loại bánh. Quả non đôi khi được xào nấu như một loại
    rau. Áo hạt có màu đỏ tươi là chất nhuộm màu cho thực phẩm có giá trị.
    Trong y học, dầu gấc lấy từ áo hạt được coi là loại thuốc giàu vitamin A để
    chữa các bệnh: trẻ em chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt
    mỏi. Dùng ngoài bôi vào các vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chữa
    bệnh táo bón. Hạt gấc theo kinh nghiệm nhân dân dùng ngoài chữa mụn,
    nhọt, tràng nhạc, quai bị, sưng vú, tắc tia sữa, đau khớp. Hạt gấc giã nhỏ
    ngâm trong rượu dùng sưng tấy có tác dụng gần giống như mật gấu (mật
    gấu của người nghèo). Rễ và thân được dùng chữa phù thũng, thấp khớp,
    long đờm. Dầu gấc chiết xuất từ áo hạt có các thành phần chính: caroten
    (0,17%), ngoài ra còn có lycopen và các acid béo (44% acid oleic, 33% acid
    palmitic, 14% acid linoleic). Đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng cần thiết
    cho cơ thể (Cu, Fe, Zn, Ca, Se) (Theo Nguyễn Văn Đàn, 1969; Hà Văn Mạo,
    1990). Cứ 100 kg quả tươi có thể chiết được 1,6-2 lít dầu gấc.
     

    Các file đính kèm: