Tài liệu File autocad thiết kế bản vẽ thi công một đền Phùng Hưng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    File thiết kế: File autocad thiết kế bản vẽ thi công một đền Phùng Hưng
    Mô tảPhùng Hưng (? – 789) tự Công Phấn, xuất thân từ dòng dõi hào trưởng, quan lang nhiều đời ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, nay thuộc thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Năm 767, ông cùng với hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường (Trưng Hoa).

    Nghĩa quân do ông chủ huy đã giải phóng Đường Lâm và các châu quận xung quanh. Sau khi củng cố được căn cứ, Phùng Hưng đã tiến quân bao vây thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Quan đô hộ ở đây là Cao Chính Bình thua trận, lo sợ phát bệnh mà chết. Phùng Hưng và nghĩa quân đã giành lại được chính quyền cho đất nước, xây dựng nền tự chủ. Năm 782 ông lên làm vua và mất năm 789, được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông qua đời, nhân dân nhiều nơi lập đình, đền thờ ông như một người anh hùng giải phóng dân tộc.

    Tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, quê hương Phùng Hưng có ngôi đình thờ ông. Ngôi đình này có nghi môn, tả mạc, hữu mạc, đại bái và hậu cung. Nhà đại bái có ba gian, hai chái, trên các bộ vì kèo có 4 hàng chân cột, kết cấu theo kiểu “giá chiêng rường nách”, kẻ bẩy hiên. Trang trí trên kiến trúc đơn giản, chủ yếu vào các đầu dư, kìm chạm đầu rồng, các rường nách chạm vân mây, lá lật, các kẻ bẩy bào soi, chạm hoa lá, vân mây cách điệu Hậu cung có 3 gian, tường hồi bít đốc, được xây dựng thiên về sự bền chắc, thâm nghiêm tôn kính. Còn tả mạc, hữu mạc, nghi môn được làm theo kiểu thức tiện lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Cam Lâm không chỉ có ngôi đình thờ Phùng Hưng mà còn nhiều địa danh liên quan tới nghĩa quân của ông như: Vũng hùm, đồi hổ gầm, đồi xà mâu, giếng ngục, rặng duối Đó là những nơi mà anh em họ Phùng đã đánh hổ, luyện võ, tập trận như lời trong dân gian. Xã Đường Lâm còn có đình Mông Phụ cũng thờ Phùng Hưng làm thành hoàng làng.

    Xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) có đình và đền Triều Khúc khá to đẹp đều thờ vị thành hoàng như ở đình Mông Phụ. Kiến trúc của ngôi đình này gồm tam quan 3 gian đắp nổi 2 pho tượng đá nghê, mặt trời. Phương đình có 2 tầng 8 mái cong, chạm rồng râu xoắn mắt lồi, rồng phượng hướng về nóc mái. Hai bên phương đình có hai dãy dải vũ 3 gian, là nơi hội họp việc làng. Đại đình 5 gian lợp ngói ta, nóc trang trí mặt trời lửa, cửa bức bàn sơn son thếp vàng, vì kèo chồng rường, giá chiêng và bẩy hiên, trang trí hổ phù, đầu rồng ngậm ngọc, rồng lá, rồng mây, mai lão, trúc lão, phượng long mã, rồng cuốn thủy, tứ linh, rồng mẹ nô giỡn với đàn rồng con. Trong đình có cửa võng, y môn sơn son thếp vàng. Hậu cung có 3 gian, trong đặt long ngai, bài vị thành hoàng.

    Kiến trúc của đền Triều Khúc, ngoài cùng có tiền tế nằm cạnh hồ nước rộng, góc mái uốn cong hình đầu rồng, nền nhà là sàn gỗ, mặt trước mặt sau đều để trống. Tiền tế kiểu đầu hồi bít đốc, tường hồi tay ngai, trang trí nghê và mặt trời, vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng. Trung đền có 2 tầng 8 mái, đầu đao uốn cong thành hình đầu rồng. Hậu cung cũng có long ngai, bài vị và hòm sắc phong của thần. Đình và đền Triều Khúc còn lưu giữ một cuốn thần phả ghi sự tích Phùng Hưng, 11 sắc phong, sớm nhất là năm 1783, muộn nhất là năm 1924, 18 hoành phi, 4 bức khảm trai, 32 câu đối và nhiều đồ thờ tự khác.

    Khi bao vây thành Tống Bình (nay là Hà Nội), Phùng Hưng đã đặt bản doanh chỉ huy ở trang Khúc Giang (nay là thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và ở phường Quảng Bố (nay là làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ). Hằng năm vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, làng Triều Khúc mở hội. Mở đầu là đám rước triều phục của Bố Cái Đại Vương từ đình Sắc lên đình Đại để thờ trong ngày hội, người rước có lệ đi nghiêng ngoảnh mặt nhìn nhau. Theo sau là đám rước văn. Ngoài tế lễ sang trọng còn có tục múa “con đĩ đánh bồng”, tục múa chạy cờ, diễn lại cuộc chiến bao vây thành Tống Bình của nghĩa quân Phùng Hưng. Ở Quảng Bá cũng có đình thờ Phùng Hưng và 6 bộ tướng của ông. Trên cánh đồng làng này còn có những tên gọi xưa như gò Lá cờ, gò Bến trùm (nơi quân sĩ xuống tắm ở hồ Tây), gò con Mộc (nơi luyện quân bằng khiên mộc). Người làng Quảng Bá và Triều Khúc có tục kiêng gọi tên Bố Cái, họ gọi bố là cha hoặc ba.

    Ngoài những nơi thờ kể trên, Hà Nội còn có lăng mộ của Phùng Hưng ở làng Vạn Phúc, thuộc trại Vạn Bảo, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, thành Thăng Long, sau thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay ở đầu phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa. Lăng có dòng chữ Hán “Phùng Hưng cố lăng”.
     
Đang tải...