Tiểu Luận FDI với VIỆT NAM

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.Giới thiệu về vấn đề:

    Đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển. Để có thể đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi chúng ta cần một nguồn vốn rất lớn để phát triển trên tất cả lĩnh vực. Và thực tế việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế đã đem lại cho nước ta rất nhiều lợi thế trong việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn từ các nước bên ngoài để phát triển như: nguồn vốn ODA, FDI .

    Đặc biệt trong thời gian gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi diện dạo nền kinh tế và xã hội của nước ta.

    Chính vì những lí do trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “FDI và Việt Nam” nhằm mục đích phân tích, tìm hiểu, nhận thức rõ hơn về vấn đề này.

    B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ

    I.KHÁI NIỆM VỀ FDI:

    1.Định nghĩa về FDI

    Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm FDI:

    - Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới ( WTO) thì:

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

    - Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ( IMF, international monetary fund) lại có một định nghĩa khác về FDI:

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (foreign direct investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp ( direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.

    Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại có thể hiểu: đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

    2.Các đặc điểm của FDI:

    - Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định cuả dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.

    - Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án.

    - Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.

    - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.

    II.Phân tích tác động của FDI đối với VIỆT NAM

    Biểu đồ thể hiện vốn đầu tư FDI giai đoạn (1988-2008)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...