Tiểu Luận FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Chương I: Phần mở đầu

    Chương II: Phần nội dung

    I. Lý thuyết chung về FDI.

    1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

    2. Vai trò của FDI với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

    II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam hiện nay.

    III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

    IV. Những hạn chế còn tồn tại xung quanh vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

    V. Nguyên nhân của những hạn chế trên

    Chương III: Phần kết luận




    Chương I: Phần mở đầu


    Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhắm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn đã bỏ ra để đạt được kết quả đó .

    Như vậy nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là đầu tư. Mục tiêu của mọi quốc gia, của mọi nền sản xuất xã hội đều là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Do đó đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam một đất nước đang từng bước chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đầu tư lại càng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình này việc huy động mọi nguồn lực trong nước và sử dụng có hiệu quả, cùng với việc tận dụng, thu hút những nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội là yếu tố quyết định sự thành công của chúng ta.

    Với một vấn đề lớn như đầu tư trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Freign Direct Investment ) gọi tắt theo tiếng Anh là FDI và vai trò của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.








    Chương II: Phần nội dung


    I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI.

    1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

    a. Khái niệm.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó người bỏ vốn và người sử dụng vống là một chủ thể, có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài (chủ đầu tư) trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra.

    b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    b.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Là hình thức đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên có sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.

    b.2. Doanh nghiệp liên doanh.

    Do các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp trước nhận đầu tư.

    b.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh .

    Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ nhà.

    2. Vai trò của FDI với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

    ICOR (Investrnent Copital Output Rate) là chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư của một nền kinh tế được tính toán trên cơ sở so sánh đầu tư với chức tăng trưởng kinh tế hàng năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...