Luận Văn EU, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam trong những năm tới EU, thị trường tiềm năn

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Danh mục bảng biểu 1
    Danh mục các từ viết tắt 2
    Lời nói đầu 3
    Chương I 5
    Tổng quan về ngành thủy sản và các thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt nam
    I. Đặc điểm và vai trò của ngành thủy sản Việt Nam 5
    1. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam 5
    2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 7
    II. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam trong thời gian gần đây. 14
    1. Về giá trị và tốc độ phát triển 14
    2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 15
    3. Giá cả và hiệu quả xuất khẩu của thủy sản Việt Nam 17
    4. Các quy định hiện hành liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản 18
    III. Một số thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam 26
    1. Thị trường Nhật Bản 27
    2. Thị trường Mỹ 29
    3. Thị trường Đông á 31
    4. Thị trường Châu Âu 33
    Chương II 35
    Thực trạng xuất khẩu của thuỷ sản Việt nam sang EU trong những năm qua
    I. Giới thiệu chung về thị trường EU 35
    1. Đặc điểm chung về kinh tế, chính trị và mức sống dân cư 35
    2. Các đặc điểm chung liên quan đến việc tiêu dùng mặt hàng thủy sản 37
    3. Những yêu cầu của EU về chất lượng sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu 43
    4. Giới thiệu về các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của EU 50
    II - Thực trạng XKTS của Việt nam sang EU giai đoạn 1997 - 2002 54
    1. Về giá trị và tốc độ phát triển 54
    2. Về cơ cấu thị trường EU nhập khẩu thuỷ sản của Việt nam 55
    3. Về cơ cấu mặt hàng thủy sản Việt nam xuất khẩu vào EU 57
    4. Về tình hình thực hiện các quy định của EU về an toàn thực phẩm. 59
    III. Đánh giá kết quả hoạt động XKTS sang EU giai đoạn 1997-2000 62
    1. Những kết quả đạt được 62
    2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục 64
    3. Các vấn đề đặt ra với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU 67
    Chương III 70
    Định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.
    I. Định hướng và mục tiêu phát triển XKTS 72
    1. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 72
    2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản 75
    II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong những năm tới. 79
    1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU 79
    2. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích XKTS sang EU 84
    3. Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU 87
    Kết luận 91
    Phụ lục 01 92
    Danh mục tài liệu tham khảo 96


    Lời nói đầu
    Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt động xuất khẩu vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành yếu tố sống còn và không thể thiếu của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu là tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
    Trong nhiều năm trở lại đây, thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của ngành này đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của cả đất nước nói chung. Văn kiện đại hội đảng IX đã khẳng định rõ: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước trong thế kỉ 21, vươn lên hàng đầu trong khu vực ”.
    Với phương trâm đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường trong xuất khẩu, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là một vấn đề tất yếu. Bởi Liên minh châu Âu đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự liên kết ngày càng sâu sắc của toàn khối cùng những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội rõ nét. 01/05/2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên mới và khi đó EU sẽ trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới với 25 thành viên và 450 triệu dân cư. Chính vì thế, EU được coi là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay khi mà nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản có dấu hiệu chững lại và Mỹ đặt ra những quy định pháp lý không thống nhất gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường rộng lớn EU sẽ là một giải pháp mang tính chiến lược. Xuất khẩu thủy sản sang EU là một nhân tố cần thiết để chúng ta tận dụng các nguồn lực trong nước một cách triệt để và có hiệu quả hơn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “EU, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam trong những năm tới” để viết khoá luận tốt nghiệp.
    Khoá luận này nghiên cứu một cách tổng thể về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua, đánh giá những tiềm năng to lớn của thị trường này và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
    Khoá luận được thực hiện dựa trên phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với vận dụng lý luận làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, khoá luận vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu.
    Khoá luận kết cấu gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về ngành thủy sản và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua.
    Chương 3: Định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm tới.
    Do trình độ cũng như thời gian nghiên cứu có hạn, nên khoá luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để khoá luận được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Ban nghiên cứu thị trường thuộc Viện nghiên cứu thương mại đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này, đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình, qúy báu của Thạc sĩ – Phạm Thị Hồng Yến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...