Chuyên Đề ERP và triển khai ERP trong các Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương chi tiết - (khoảng 65 trang)
    Bìa chính và bìa phụ (mẫu M01):
    Bìa chính là tờ bìa cứng ngoài cùng có màu khác nhau theo quy định
    Bìa phụ là trang đầu tiên của công trình.
    Đính kèm 2 trang rời M02, M03.
    Mục lục: tiếp ngay sau bìa phụ, ghi rõ tên các chương, mục với vị trí trang tương ứng.
    Không ghi quá chi tiết để khỏi chiếm nhiều trang, chỉ nên ghi đến một mục nhỏ sau một
    mục lớn là đủ. - 2 trang
    Phụ lục: là những bảng , biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát có tác
    dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của luận văn mà nếu đưa vào luận văn thì
    không đẹp và chiếm nhiều trang nên được đưa vào phần cuối cùng của luận văn và không
    tính số trang (trong công trình NCKH đưa vào phần đầu). Phụ lục này cũng có thể được
    đánh số thứ tự và phải đánh số trang. (3 trang)
    Tóm tắt công trình - 1 trang
    Danh mục các từ viết tắt - 1trang
    Danh mục các bảng biểu - 1 trang
    Lời nói đầu - 2 trang
    -Tính cấp thiết của đề tài;
    -Mục đích và mục tiêu nghiên cứu;
    -Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ;
    -Phương pháp nghiên cứu;
    -Tình hình nghiên cứu; kết quả nghiên cứu dự kiến (?), những đóng góp mới của
    công trình;
    -Kết cấu của công trình (3 chương )
    -Lời cám ơn.
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về ERP (22 trang)
    1.1. ERP là gì? (7 trang)
    1.1.1.Định nghĩa ERP (3 trang)
    (Quá trình hình thành, Lộ trình ứng dụng tin học trong DN (tin học hoá bộ phận và
    tổng thể, vai trò với hệ thống quản trị DN)
    1.1.2.Cấu trúc của 1 ERP (so sánh ERP khác biệt với PM kế toán, các module) (2
    trang)
    1.1.3.Việc triển khai ERP trong các DN trên TG (hãng lớn, các nước trong khu vực
    => bài học kinh nghiệm) (2 trang)
    1.2. Thực trạng về việc áp dụng ERP của các DN VN hiện nay (DN Nói chung=> dệt may)
    (10 trang)
    1.2.1. Hiểu biết của các DN VN về ERP (3-4 trang)
    (chưa biết, đã biết, đã áp dụng, áp dụng thành công) - các DN dệt may
    1.2.2. Thuận lợi khi triển khai ERP trong mô hình quản lý của mình. (2 trang)
    1.2.3. Khó khăn của các DN khi triển khai ERP vào mô hình quản lý của mình
    (Luật pháp bất cập, lãnh đạo, đội ngũ nhân viên, ) (3 - 4trang)
    1.3 Thực trạng về các nhà cung cấp - tư vấn giải pháp ERP (5 trang)
    1.3.1. Tổng quan chung về các nhà cung cấp - tư vấn giải pháp ERP (số liệu thống
    kê, thị trường giàu tiềm năng ) (1trang)
    1.3.2. Thực trạng về các nhà cung cấp ERP trong nước (ưu và nhược điểm của sản
    phẩm ERP nội) (2trang)
    1.3.3. Thực trạng về các nhà cung cấp ERP nước ngoài (ưu và nhược điểm của sản
    phẩm ERP ngoại) (2 trang)




    Chương 2. Quy trình triển khai ERP trong các DN XK hàng dệt may của VN (20
    trang)
    2.1. Tổng quan về các DN XK hàng dệt may của VN (8 trang)
    2.1.1. Tổng quan về các DNXK hàng dệt may của VN, vai trò của việc XK hàng
    dệt may với tình hình XK chung của cả nước và với nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
    (các số liệu, tỷ trọng XK ) (3 trang)
    2.1.1. Tìm hiểu về các quy trình của quá trình SX & XK hàng dệt may để triển khai
    ERP (2 trang)
    2.1.3. Thực trạng và điểm yếu (nêu một số mặt, sau đó tập trung vào khâu quản trị,
    nguyên nhân) DN hiện nay (DN nói chung => DN XK hàng dệt may, đặc trưng ngành
    nghề) (3 trang)
    2.2. Các vấn đề khi triển khai ERP trong các DN XK hàng dệt may (9trang)
    2.2.1. Các vấn đề cần chuẩn bị (thay đổi quản lý, lựa chọn giải pháp, chuẩn bị nhân
    lực, chuẩn hoá quy trình ) đặc biệt trong ngành dệt may (4 trang)
    2.2.2. Các vấn đề phân tích rủi ro cho DN khi ứng dụng ERP (phát sinh từ phía DN,
    từ phía NCC, phát sinh khi triển khai, do môi trường văn hoá ) (3 trang)
    => hoạch định hướng xử lý để loại trừ rủi ro (chỉ số đo???), tránh thất bại khi đưa
    ERP ứng dụng trong DN.
    2.2.3.Các vấn đề liên quan đến quản trị dự án , tư vấn, đào tạo, chuyển giao trong
    quá trình đưa ERP vào ứng dụng trong DN (phối hợp giữa DN - NCC - nhà tư vấn) (2
    trang)
    2.3. (Tác dụng sau khi triển khai ERP) Các chỉ tiêu đánh giá (KPI) nâng cao hiệu quả, năng
    lực cạnh tranh trước và sau khi ứng dụng ERP& chỉ sốROI (return on investment ) (lợi tức
    gia tăng hoặc lợi nhuận hoàn lại) (3 trang)
    Chương 3. Dự báo tình hình phát triển, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ERP
    tại các DNVN nói chung và ứng dụng trong ngành dệt may nói riêng (7 trang)
    3.1. Dự báo tình hình phát triển và sự cần thiết áp dụng các giải pháp ERP với các DNVN
    nói chung và với DN XK hàng dệt may nói riêng (2 trang)
    3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai ERP với cá DN VN
    3.2.1 Về phía Nhà nước (chính sách chính phủ) (1 trang)
    3.2.2. Về phía Doanh nghiệp (2 trang)
    3.2.3. Về phía nhà cung cấp (2 trang)
    Kết luận (2 trang)
    -Rút ra kết luận, nêu ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế XH, phạm vi áp dụng.
    -Dự báo xu hướng phát triển
    -Giải pháp, kiến nghị đề xuất
    -Các vấn đề đã được giải quyết, các vấn đề cần được nghiên cứu thêm (áp dụng
    trong các ngành khác).
    => Công trình ban đầu gồm khoảng 53 trang (chưa bao gồm mục lục, phụ lục, danh mục
    tham khảo), trong quá trình viết sẽ chỉnh sửa, thay đổi.
    Danh mục tài liệu tham khảo (2-3 trang)
    Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo
    trình, sách tham khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo bằng các thứ
    tiếng khác nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong luận văn.
    Danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng quy định sau đây:
    - Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự Việt, Anh, Pháp,
    Nga (đánh số liên tục) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn;
    - Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng
    tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp
    theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.


    - Nguồn tài liệu phải có các thông tin: tên tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm xuất
    bản (để trong ngoặc đơn); tên sách (in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép,
    không in nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí (in nghiêng), số
    (trong ngoặc), trang (nếu là bài báo).
    Lời nói đầu
    Trong quá trình hội nhập, ngành Dệt may được nước ta xác định là một trong 20
    ngành Công nghiệp giữ vai trò chủ chốt của nền kinh tế, được Nhà nước dành cho
    những chính sách hỗ trợ, ưu đãi về nhiều mặt. Tuy nhiên, trong phiên đàm phán cuối
    cùng với Mỹ về việc gia nhập WTO diễn ra vào đầu tháng 5/2006, Thủ tướng Chính
    phủ đã có Quyết định 126/2006/QĐ-TTg nhằm chấm dứt hiệu lực của Quyết định số
    55/2001/QĐ-TTg (về Chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực
    hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010) theo yêu cầu của
    Hoa Kỳ trong vòng đàm phán thứ 12 tiến trình gia nhập WTO, ngành Dệt may nước ta
    đã không còn được hưởng những ưu đãi như trước và phải tự bước đi trên chính đôi
    chân của mình. Như vậy, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với sức ép rất lớn của việc
    cạnh tranh với các mặt hàng Dệt may đến từ các Quốc gia có ngành Công nghiệp Dệt
    may tiên tiến trên Thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Và không lâu nữa thôi, là sự
    cạnh tranh với tất cả các quốc gia là thành viên của WTO khi Việt Nam chính thức gia
    nhập tổ chức này.
    Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp chủ chốt nhưng hệ thống quản trị
    của ngành hiện còn rất nhiều yếu kém so với các nước trong Khu vực và trên Thế giới.
    Vậy ngành Dệt may cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?
    Đây không chỉ là câu hỏi riêng đối với ngành Dệt may mà còn là câu hỏi chung
    cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, cơ quan khi mà hệ thống quản lý chung của chúng
    ta còn rất nhiều bất cập. Vì vậy, học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên Thế
    giới là yêu cầu cấp thiết hiện nay nếu chúng ta muốn tiếp thu phong cách quản lý hiện
    đại từ các nước này để nhanh chóng hoà mình với nền kinh tế chung của toàn cầu.
    Ngày nay trên Thế giới, ERP (Viết tắt của Enterprise Resource Planning tức
    ) đã được biết đến và sử dụng như một công cụ
    quản lý hiệu quả mang lại những nguồn lợi cao cho Doanh nghiệp. Có thể nói không
    một Doanh nghiệp lớn nào trên Thế giới lại không sử dụng ERP như một hệ thống
    quản trị đắc lực cho mình.
    Vậy ERP là gì? Vai trò của nó đối với các Doanh nghiệp như thế nào? Và với
    ngành Dệt may của nước ta, ERP có thể mang lại những hiệu quả gì là vấn đề mà công
    trình sẽ đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.
    Người viết đề tài xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy cô, bạn bè, gia đình và
    những cá nhân, tổ chức có liên quan đã giúp đỡ, góp ý, động viên rất nhiệt tình để công
    trình có thể hoàn thành.
    Bản thân vấn đề là một mảng khá rộng và mới, nên chắc chắn công trình sẽ
    không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết đề tài rất mong nhận được ý kiến đóng
    góp từ các thầy cô, bạn bè và các chuyên gia có liên quan đến những vấn đề mà công
    trình nghiên cứu và tìm hiểu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...