Tài liệu Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Einstein - cuộc đời và sự nghiệp AlbertEinstein (1879 – 1955)Sau khiThế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợivề một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biếtnăng lượng của vật chất: E=mc[SUP]2[/SUP]. Trong hàng chục năm trời, E = mc[SUP]2[/SUP]vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằngthành phố Hiroshimavào năm 1945 do quả bon nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó.Trước lờica tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phương trìnhlừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo thanhdanh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh đạm.Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm việc.1-Thời niên thiếu.AlbertEinstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước Đức. Cái tỉnh nhỏbé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì năm sau, gia đìnhEinstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một năm, một người emgái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng trẻ thơ nữa. Chủ giađình, ông Hermann Einstein là người lạc quan, tính tình vui vẻ. Còn bà mẹ, bàPauline Koch, đã tỏ ra có óc thẩm mỹ ngoài bản tính cần cù, tế nhị. Bà hay khôihài và yêu thích âm nhạc.[​IMG]Vốn dòng dõi Do Thái nhưng gia đìnhEinstein lại sinh sống như người Đức vì tổ tiên của họ đã sinh cơ lập nghiệptại nước Đức lâu đời. Các phong tục Do Thái cũ đều còn lại rất ít, trong khitôn giáo bao giờ cũng là thứ mà họ giữ gìn. Vào các ngày lễ riêng của đạo DoThái, nhóm dân này thường cử hành các buổi lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoàira, cứ vào ngày thứ năm, gia đình Einstein thường mời một sinh viên Do Tháinghèo túng đến dùng cơm rồi cùng nhau nhắc nhở lại các điều răn trong ThánhKinh.Munich, thành phố mà Albert Einstein đãsống trong thời thơ ấu, là trung tâm chính trị và văn hóa của nước Đức tại miềnnam. Ông Hermann đã mở tại thành phố này một cái xưởng nhỏ về điện cơ. Ông cómột người em là kỹ sư điện nhiều kinh nghiệm, hai anh em cùng góp sức vào việckhai thác nguồn lợi: anh trông nom về mặt giao dịch buôn bán còn em cai quảnphần kỹ thuật chuyên môn.Từ ngày lọtlòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường. Cậu chậmbiết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng cậubị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, rút rát, thường lánhxa mọi đứa trẻ cùng phố. Cậu ít bạn và không ưa thích đồ chơi. Đoàn lính bằngchì của cha tặng cho cũng không làm cậu vui thích, điều này quả là khác thườngbởi vì xứ sở này phải gọi là quê hương của những đoàn quân thiện chiến, của cáctướng lãnh lừng danh như Bismarck,như Von Moltke. Cách giải trí mà cậu ưa thích là hát khe khẽ các bài thánh cakhi dạo mát một mình ngoài cánh đồng. Einstein đã sống trong tình thương củacha mẹ và bên cạnh người chú tài ba. Chính nhờ ông này mà Einstein có được cáckhái niệm đầu tiên về Toán Học.Thời bấy giờtại nước Đức, các trường tiểu học không phải do chính phủ mở ra mà được cácgiáo hội phụ trách. Tuy theo đạo Do Thái nhưng ông Hermann lại cho con theo họcmột trường tiểu học Thiên Chúa giáo, có lẽ ông muốn con mình về sau này sinhsống như một đứa trẻ Đức. Einstein đã theo dần các lớp tiểu học mà không hề cảmthấy mình là một đứa trẻ khác đạo. Tại trường học, Albert Einstein không tỏ raxuất sắc. Bản tính rút rát và ưa tư lự của cậu khiến cho các bạn thường chếriễu cậu là người mơ mộng.Năm lên 10tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là trường trung họcĐức. Việc học của các thiếu niên Đức từ 10 tới 18 tuổi đều do Gymnasium quyếtđịnh và cho phép lên Đại Học hay bước sang các ngành kỹ thuật. Tại bậc trunghọc, học sinh phải học rất nhiều về tiếng La-Tinh và Hy Lạp. Kỷ luật nhà trườngrất nghiêm khắc, các giáo sư thường độc đoán và xa cách học sinh. Sống tại mộtnơi có nhiều điều bó buộc như vậy, Albert Einstein cảm thấy khó chịu. Có lầncậu nói: “tại bậc tiểu học, các thầy giáo đối với tôi như các ông Thượng Sĩ,còn tại bậc trung học, giáo sư là các ông Thiếu Úy”. Sự so sánh này làm nhiềungười liên tưởng tới đội quân của Vua Wilhelm II, với các ông Thượng Sĩ lànhững người thô tục và tàn bạo còn sĩ quan thường ưa thích uy quyền, lại tỏ rabí mật và quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...