Sách Ebook Vô Ngã - Thích Trí Siêu

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vài nét về tác giả

    Ðại đức Thích Trí Siêu (Hoàng Quốc Bảo) sinh năm 1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự-Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ Cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.

    Mặc dù xuất thân từ Ðại Thừa, Ðại đức vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác.

    Trích:

    Từ xưa đến nay chưa bao giờ có Ta cả. Cái Ta chưa bao giờ hiện hữu, Ta chỉ là một ảo ảnh, một giả danh. Thế nào là ảo ảnh (mirage)? Khi đi trong sa mạc, đói khát, nhìn xa thấy có ao nước nhưng khi chạy lại gần thì chẳng thấy gì cả. Ao nước là một ảo ảnh, nó ảnh hiện như có mà kỳ thực là không.

    Cũng vậy, con người luôn luôn cảm thấy như có một cái Ta (hiện hữu), nhưng khi tìm lại thì không thấy. Vì sao? Vì nó chỉ là một giả danh, danh từ tạm lập (nom désigné) của một hợp thể 5 uẩn. Như vậy, không có Ta (ngã) mà chỉ có 5 uẩn. Thế nhưng tại sao lại luôn luôn thấy có Ta, mở miệng ra là nói Ta (tôi) thế này, Ta thế nọ. Luôn luôn khuyên bảo người khác phá ngã, hoặc mắng chửi họ là "đồ chấp ngã"! Ai thực sự thấy ngã là gì? Ai thực sự thấy ngã là gì? Ai hoàn toàn không còn chấp ngã? Những câu như: "Anh phải phá ngã đi" hoặc "Anh còn chấp ngã quá!" là những câu vô nghĩa (non-sens) vì không có nền tảng (sans fondement).

    Cái ngã (Ta) chưa bao giờ hiện hữu (exister), vậy làm sao phá? Bảo phá ngã cũng giống như bảo đi nhổ lông rùa. Con rùa chưa hề có lông, mà bảo người ta đi nhổ tức đã tự cho là có. Bảo người khác phá ngã tức tự mình đã chấp nhận cái ngã (Ta) là có (exister). Còn chữ "chấp ngã " có nghĩa là bám víu vào một cái gì rồi cho nó là Ngã.

    Do đó khi chữ "chấp ngã" được dùng như một danh từ hay thuật ngữ (terminologie) như "sự chấp ngã" thì được, nhưng nếu dùng nó như một động từ (verbe) thì phải thêm vào một túc từ (complément) như "chấp ngã cái gì? " hoặc "chấp cái gì là ngã?".

    Nếu có ai chửi bạn là "đồ chấp ngã" thì bạn có thể photocopie trang này đưa cho họ và khuyên họ lần sau nên chửi cho đủ câu.

    Trong kinh luận có nói đến 62 tà kiến về sự chấp ngã, nhưng chung quy cũng không ngoài 5 uẩn. Ðó là chấp:

    - Sắc là Ta
    - Sắc nằm trong Ta
    - Ta nằm trong sắc
    - Ta có sắc

    Chấp sắc là Ta: Cho thân tứ đại, đầu, mắt, tay, chân, . là Ta. Khi thân đi thì cho là Tôi (Ta) đi. Nhìn trong gương thấy mặt đẹp, cho là tôi đẹp.

    Chấp sắc nằm trong Ta: Cho sắc là một phần nhỏ nằm trong cái Ta (lớn). Thí dụ như nói "chân tôi đau " tức chân là một phần của tôi.

    Chấp Ta nằm trong sắc: Cho Ta là một phần nhỏ của sắc, tức sắc lớn hơn Ta. Thí dụ như nói "Tôi đau bụng " tức Tôi nằm trong sắc (bụng).

    Chấp Ta có sắc: Cho Ta là cái gì ở ngoài sắc và là chủ của sắc. Thí dụ như nói "Tôi phải săn sóc cái thân".

    Trên đây là 4 điều lầm chấp về sắc uẩn. Ðối với 4 uẩn còn lại cũng lầm chấp như trên, chỉ thay thế thọ, tưởng, hành, thức vào chữ sắc. Như thế có 20 sự lầm chấp về 5 uẩn; 20 sự lầm chấp này xảy ra trong cả 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Thí dụ chấp cái sắc (thân) hôm qua là Ta, cái sắc hôm nay cũng là Ta và cái sắc ngày mai cũng vẫn là Ta. Như vậy là có 60 (20x3) sự lầm chấp (tà kiến).Thêm vào 2 lầm chấp nữa là chấp thường và chấp đoạn: cho cái Ta này thường còn vĩnh cửu hoặc mất hẳn sau khi chết. Trên đây là 62 tà kiến về Ngã (satkayadrsti).

    Bạn đọc nên ngẫm nghĩ lại và kiểm chứng trong đời sống hằng ngày hoặc những lúc thiền quán, xem mình chấp ngã kiểu nào và chấp cái gì là Ngã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...