Sách Ebook TỪ THIỀN UYỂN TẬP ANH

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kể từ khi được Ông Trần văn Giáp tình cờ phát hiện từ đống giấy vụn của một gánh hàng vụn phế thải, sau đó được công bố bởi trường Viễn đông Bác cổ,[1] Thiền uyển tập anh trở thành tư liệu cơ sở cho các khảo cứu về lịch sử Phật giáo Việt nam từ khởi nguyên cho đến thế kỷ 13, cũng như các sinh hoạt chính trị, xã hội, tôn giáo nước ta trong suốt thời gian Bắc thuộc. Công trình của ông Trần Văn Giáp dựa trên tập sử Thiền này được thực hiện khá công phu, nhưng do thiếu nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu để xử lý văn bản, do đó ông đã không tránh khỏi một số sai lầm. Những sai lầm ấy được lặp lại trong hầu hết các quyển sử Phật giáo Việt nam tiếp theo sau ông.
    Trong năm 1973, Lê Mạnh Thát trong khi đi sưu khảo các tự viện ở miền Nam đã phát hiện thêm các dị bản của Thiền uyển tập anh.[2] Y cứ trên các phát hiện mới, công tác xử lý văn bản được thực hiện với rất nhiều tư liệu liên hệ trong nền văn hiến đồ sộ của Phật giáo Trung quốc, cũng như trong kho tàng lịch sử Viêt nam, từ dã sử đến chính sử, những truyền kỳ. Một bản dịch tương đối hoàn chỉnh của Thiền uyển tập anh được công bố, cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng khả dĩ bổ sung, và đồng thời cải chính, những điều được ghi chép bởi các chính sử của Việt nam mà các tác giả của chúng phần lớn dựa trên những thông tin đầy thành kiến và xuyên tạc của sử liệu Trung quốc đối với sự hình thành ý thức dân tộc cũng như sự phát triển chính trị xã hội của nước ta. Bản dịch san định do Lê Mạnh Thát thực hiện này nhanh chóng trở thành văn bản cơ sở cho nhiều khảo cứu lịch sử theo sau nó. Một bản dịch Anh ngữ cũng đã được thực hiện bởi Cuong Tu Nguyên, Zen in Medieval Vietnam. A Study and translation of the Thiền Uyển Tập Anh, xuất bản năm 1997, bởi ban tu thư Viện Đại học Hawaii. Công trình nghiên cứu và dịch thuật này cũng thường xuyên tham chiếu bản dịch của Lê Mạnh Thát, như nhận xét của Giáo sư Philippe Langlet, trong phần thư mục của bản dịch Pháp mà chúng ta đang được giới thiệu hôm nay.[3]
    Thiền uyển tập anh theo thể loại là một tác phẩm thiền sử. Về hình thức, nó tương tợ cách viết Cảnh đức Truyền đăng lục của Đạo Nguyên (Tống, 1004). Thế nhưng, Truyền đăng lục của Đạo Nguyên thuần túy là một thiền sử, ký tải sự phát triển của Thiền tông từ khởi thủy của Phật giáo; trong khi đó Thiền uyển tập anh ngoài sự ký tải các truyền thừa và phát triển các dòng thiền Việt nam, nó còn phản ánh khá rõ nét bối cảnh xã hội Việt nam mà trường độ thời gian kéo dài trên dưới mười thế kỷ. Bài kệ thị tịch của Khuông Việt (930-1011) sau đây có thể cho chúng ta thấy khá rõ nét về điều này. Trước khi chết, Sư truyền kệ lại cho Đa Bảo rằng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...