Sách Ebook Trái Tim Mặt Trời - Nhất Hạnh

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]

    Từ chánh niệm đến thiền quán. Đây là một cuôn sách hay cùa Thầy. Xin trích một đoạn ngắn mà chuột con tâm đắc:

    Có lẽ bạn đã để ý rằng mỗi khi dùng mệnh đề “thế giới bên ngoài” tôi đều đặt nó trong vòng kép. Tôi làm như thế là vì tôi không thực sự thấy rằng thế giới ấy là thế giới “bên ngoài”. Bạn thử quán sát xem: bên ngoài là bên ngoài của thân hay của tâm? Thân thể ta, máu thịt và gân cốt ta đều thuộc về thế giới “bên ngoài” ấy. Cho đến hệ thần kinh và óc tủy của chúng ta cũng đều thuộc về cùng một thế giới. Cái dung tích mấy trăm phân khối chứa não bộ của ta, nó có phải là cái “ thế giới bên trong” để đối với cái “thế giới bên ngoài” hay không? Bạn nói là không, bởi vì nó là một phần của không gian, tức là một phần của thế giới bên ngoài. Vậy thì thế giới bên trong là tâm, bạn nói. Nhưng tâm ở đâu? Bạn có thể xác dịnh được vị trí của tâm không? Bạn hãy dùng tâm mà quan sát tâm như quan sát mọi hiện tượng khác mà ta gọi là vật lý. Tâm liên hệ tới thần kinh và não bộ: tâm là ký ức và cảm giác, là tư tưởng, là nhận thức, những hiện tượng ấy có liên hệ tới gốc rễ sinh lý của chúng, có sinh diệt, có cường độ. Bạn nói ta có thể xác dịnh vị trí không gian và thời gian của chúng. Về không gian thì căn cứ của chúng là thần kinh và não bộ. Về thời gian thì chúng có thể phát hiện hôm qua, ngày nay hoặc ngày mai. Như vậy dưới nhận thức của tâm, tâm trở thành một phần của cái thế giới mà ta gọi là thế giới bên ngoài. Cứ theo đà ấy mà suy xét thì tất cả đều thuộc về thế giới bên ngoài ấy. Nhưng bên ngoài là bên ngoài của cái gì? Làm gì có bên ngoài nếu không có bên trong? Những quan sát ấy không phải để đưa tới kết luận rằng thế giới bên ngoài nằm gọn trong tâm và tâm bao hàm tất cả pháp giới. Bởi vì một kết luận như thế vẫn còn được đặt trên sự phân biệt trong và ngoài. “Tất cả đều trong tâm, ngoài tâm không còn gì nữa”. Câu nói này cũng vô lý như câu nói: “Tâm ta nhận thức được thế giới bên ngoài”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...