Sách Ebook THIỀN TỊNH SONG TU-Thực Hành Thiền Kết Hợp Với Tu Tịnh Độ-Ni Trưởng Như Thanh-TCQ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong mười tông phái chính của Phật giáo thì Thiền tông và Tịnh độ tông được phổ cập nhiều nhất, trải qua mấy ngàn năm nay. Thiền xuất hiện sớm, từ thuở Sơ tổ Ca Diếp ở Ấn Độ được Đức Phật Thích Ca truyền tâm ấn đã phát triển rực rỡ ở Tây Thiên với sự tiếp nối truyền thừa của 28 vị Tổ. Vị Tổ thứ 28 là ngài Bồ Đề Đạt Ma, đã vâng lời Sư phụ là Bát Nhã Đa La (Tổ thứ 27) rời Thiên Trúc sang Đông Độ (năm 520) để truyền trao mạch Thiền.
    Ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành vị Tổ thứ nhất của Trung Hoa. Liên tục đến đời thứ sáu thì Thiền Trung Hoa chia làm hai nhánh, ngài Huệ Năng ở phương Nam chủ trương đốn tu đốn chứng, ngài Thần Tú ở phương Bắc thì dạy tiệm tu tiệm ngộ.
    Từ đó, nguồn Thiền lan rộng không chỉ ở Trung Hoa mà còn sang các nước ở vùng Đông Nam Á tạo thành nhiều hệ phái tùy theo sắc thái đặc biệt của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Mặc nhiên, mọi người đều xem Thiền tông là phái quan yếu lưu truyền mạng mạch Phật Pháp.
    Tịnh độ tuy cũng được Đức Bổn Sư Thích Ca giảng nói và kinh sách Tịnh độ cũng được kết tập rõ ràng sau khi Phật nhập diệt, nhưng sự phát triển ở bước đầu không đáng kể. Điều đáng ghi nhận là Bồ tát Mã Minh (vị tổ thứ 12 của Ấn Độ) trong Khởi Tín Luận đã ca ngợi pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương và chính Ngài cũng phát nguyện vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đến đời Tổ thứ 14 là ngài Long Thọ (100 – 200 TL) với Trúc Tỳ Bà Sa cũng hết lời tán thán cảnh Tây phương và tôn sùng pháp môn niệm Phật.
    Tuy nhiên pháp môn này không phát triển ở Ấn Độ. Mãi đến về sau, ở Trung Hoa, đời Nam Tống, nhờ Tổ Huệ Viễn hết lòng xiển dương mà pháp môn Tịnh độ bắt đầu đơm hoa kết trái, thành tông phái rõ ràng, được sự tiếp nối tổng cộng đến 13 vị Tổ mà ngài Ấn Quang là vị sau rốt. Từ ấy đến nay, tuy không có vị Tổ nào xuất hiện, nhưng pháp môn Tịnh độ đã đi sâu vào quảng đại quần chúng từ nước Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu đến Nhật Bản và Việt Nam. Vô số người được vãng sanh với chứng tích đầy đủ rõ ràng.
    Vì hay có sự chống đối luận biện, đả kích giữa hành giả tu Thiền và Tịnh nên nhiều người cho rằng Thiền và Tịnh đối nghịch mâu thuẫn nhau như nước với lửa. Thực ra, trong Thiền có Tịnh, trong Tịnh có Thiền. Hai pháp môn này bổ sung cho nhau một cách tuyệt hảo, cho nên từ đời Tổ Liên Trì Đại Sư ở Trung Hoa, Ngài đã đề xướng lý Nhất tâm đế hội thông Thiền Tịnh để hòa dung Thiền và Tịnh. Từ đó khai sinh pháp Thiền Tịnh song tu mà kết quả bảo đảm được Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ xác nhận như sau : Người nào vừa tu Thiền vừa tu Tịnh độ cũng như cọp có thêm sừng. Đời này làm thầy người, đời sau sẽ thành Phật, tác Tổ.
    Trong khuôn khổ của bài này, chúng tôi xin trình bày thế nào là Thiền Tịnh song tu, từ lý giải đến sự hành trì. Chúng tôi tuy chỉ là đám cỏ non dưới gốc cây đại thụ, nhưng vì sự lợi ích thực tiễn của pháp tu Thiền Tịnh, xin mạo muội trình bày cùng quý Phật tử khắp nơi để chúng ta chung hưởng Pháp lạc.
    Ni Trưởng Như Thanh
    TT Thích Chân Quang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...