Sách Ebook Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu, hai tựa đề, một tác phẩm. Dường như tác giả đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi Buồn Chiến Tranh(1) và Thân Phận Tình Yêu. Sau cùng, tuy lựa Nỗi Buồn Chiến Tranh nhưng vẫn lưu lại Thân Phận Tình Yêu nơi bìa sau. Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý, vì trong nỗi buồn chiến tranh nổi trôi thân phận tình yêu. Vả qua bao gian nan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Trong khichiến tranh đã kết thúc, đã chết mà tàn tích - tức nỗi buồn - vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác con người.

    Nỗi Buồn Chiến Tranh viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi khứ đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyện thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả.

    .

    Ngoài tình yêu, Nỗi Buồn Chiến Tranh còn là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh và chống chiến tranh. Nhận diện chiến tranh dưới những góc cạnh bi quan, tàn nhẫn nhất: qua kinh nghiệm mười năm tàn sát, con người học được những gì về lòng nhân ái? về tình người? về nhân tính? Nhữngxa xỉ phẩm ấy, hầu hết đều đã vắng mặt trên thị trường xương máu. Khi phải trực diện với cái chết, chỉ có một chân lý đáng giá và đáng kể: Miễn là không ngỏm trong mùa khô. (trang 21). Bảo Ninh đã tìm được một định nghĩa hoang mang và khốc liệt về chiến tranh: Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người. (trang 32)

    .

    Một trong những khía cạnh bi quan và lạc quan nhất của Nỗi Buồn Chiến Tranhlà đối lập bản chất tự tôn, anh hùng của người nam với tiềm năng tự tại, nhẫn nhục nơi người nữ, Bảo Ninh đã đạt tới những mâu thuẫn cao độ trong cùng một tác phẩm.

    Tình yêu là nguồn của cuộc đời: phụ nữ -qua khả năng yêu đương và sinh nở- gây ra sự sống. Nhưng họ không có khí giới, sức lực để bảo vệ sự sống. Ngược lại, người nam, có khả năng yêu đương nhưng không có khả năng sinh nở, dùng sức mạnh như một quyền lực tối cao để tận hưởng và phung phí sinh mạng, như để trả đũa cho sự bất lực của mình trước nghĩa vụ cấu tạo cuộc đời: Ðó là mâu thuẫn sâu xa và bi thảm nhất của con người, trực diện với tình yêu, sự sống và sự chết.

    Sự mâu thuẫn này còn xẩy ra trong sáng tạo: Nghệ sĩ và tác phẩm có thể tồn tại được trong một môi trường bảo thủ, lấy khủng bố làm khí giới đương đầu với nghệ thuật, ưa khai tử cái mới, thích hành quyết cái lạ, không ưng thám hiểm những vùng chưa biết mà chỉ thèm thuồng nhai lại những ợ chua trong thực quản của chính mình, ròng rã hơn nửa thế kỷ rồi mà chưa thấy chán?

    Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu còn đối chất tình yêu với chiến tranh, hai kỳ phùng địch thủ:
    - Một bên thiêng liêng, tha thiết, bắt nguồn cho sự sống.
    - Một bên hung tàn, vô độ và hủy diệt sự sống.
    Trong cuộc tranh đấu không ngừng giữa hai phạm trù đối lập ấy: Chiến tranh với sức công phá mãnh liệt, đã tàn sát và hủy diệt tất cả: từ cỏ cây, hoa lá, xác người và đến cả hồn người. Nhưng chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu: thái độ lạc quan đến tuyệt diệu ấy của tác phẩm, mấy ai đạt được?

    trích Thụy Khuê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...