Sách Ebook Nẻo về của ý - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thảo luận trong 'Sách Tôn Giáo' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Như mọi khi, mỗi lần giới thiệu sách là tôi đều viết bài giới thiệu ngắn để bạn đọc tiện theo dõi, từ đó mới có tính hiếu kỳ muốn xem nội dung sách ra làm sao. Tôi thích công việc này và đặc biệt thích hơn nữa nếu sách mình giới thiệu có nhiều bạn quan tâm!

    Riêng đối với "Nẻo về của ý" lần này, quả thật tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Đây là tác phẩm tôi mượn được từ một người bạn là nhà sư và nhờ đứa em đánh máy hộ. Trong một chủ đề về Thích Nhất Hạnh trước đây, có một thành viên bày tỏ ý nguyện muốn đọc sách này. Thế là tôi đi tìm và đến hôm nay mới đánh máy xong, hơi lâu.

    Không biết xui hay là may mà hôm tôi post bài này thì trên mạng cũng nhan nhản những trang sách "Nẻo về của ý"!

    Thôi thì mượn tạm lời của Hồ Quốc Đăng trong bài "Tản mạn của một trong số không nhiều người đọc còn lại" để thay cho lời giới thiệu vậy:

    "Một cô bạn của tôi, sinh viên năm thứ tư trường đại học kinh tế ở Sài Gòn bây giờ, một trong số ít ỏi những người trẻ còn để ý đến văn chương, cho tôi biết cảm thấy rất nhờm tởm vì những hình ảnh thô tục của loại văn chương này. Và cô bâng khuâng hỏi tôi, không biết cô có quê mùa, lạc hậu so với văn chương hiện đại lắm không. Tôi nghĩ về người bạn vẫn còn lang thang ở những tiệm sách cũ Sài Gòn, để tình cờ mua được “Nẻo về của ý” cũ mèm. Cô viết: “Ông bán sách cũ này ác quá, lấy của em tới tám chục ngàn đồng, em trả giá hoài không được. Cuốn này do Lá Bối xuất bản năm 1961 đó anh”. Người bạn sinh viên ở Sài Gòn này vẫn đọc “Nẻo về của ý” lần thứ hai để thấy cảm xúc khác với đọc lần đầu, vẫn cảm thấy thơ Nguyên Sa và Tô Thùy Yên hay, thì so với những trào lưu văn thơ thời nay, có lẽ cô bé đã lạc hậu mất rồi. Nhưng tôi tự hỏi điều gì đã làm cho những cuốn sách như “Nẻo về của ý” được nâng niu từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành bạn đồng hành tinh thần của biết bao người. Tôi nói với người bạn rằng, hy vọng những loại văn chương tục tĩu chỉ là hiện tượng nhất thời, rồi nó sẽ qua đi".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...