Sách Ebook Mạnh Tử

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    THỜI ĐẠI
    Khổng Tử mất năm 479 trước Tây lịch (năm thứ 41 đời Chu Kính Vương) ở nước Lỗ. Triều đình Lỗ và môn sinh tống táng ông rất trọng hậu, chôn trên bờ sông Tứ, phía bắc kinh thành (ngày nay ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
    Hết thảy các đệ tử đều coi ông như cha, để tâm tang ba năm. Hơn trăm người làm nhà gần mộ, coi mộ cho đến mãn tang (riêng Tử Cống ở lại thêm ba năm nữa) rồi bùi ngùi chia tay nhau, mỗi người đi một nơi : người thì thanh tĩnh thủ tiết, không chịu ra làm quan mà ở ẩn tại nước Vệ như Nguyên Hiến ; người thì như Tử Cống, đem sở học ra giúp đời lãnh một chức ở triều đình các vua chư hầu, rán thực hiện một phần đạo trị nước của thầy, mặc dầu không được bọn vua chúa luôn luôn theo lời khuyên can, nhưng hầu hết đều được họ kính trọng ; một số nữa đem theo những bản chép các kinh Xuân Thu, Thi, Thư . về quê nhà mở trường truyền đạo của thầy, chép lại những lời dạy bảo của thầy rồi giảng giải thêm theo ý kiến riêng của mình. Đạo của Khổng tử rộng quá, bao quát nhiều vấn đề quá, cho nên không một môn sinh nào hiểu thấu được trọn, mỗi người chỉ chú trọng vào một khía cạnh hợp với tính tình, tư chất của mình, và càng ngày họ càng xa đạo gốc. Do đó mà sinh ra nhiều phái : phái Tử Trương cốt giữ lấy tinh thần, không câu chấp những điều vụn vặt, có phần quá cao, quá phóng khoáng, tự nhiên; phái Tử Hạ chú trọng về văn chương, lễ nghi, thịnh hành một thời nhờ vua nước Ngụy là Văn Hầu (423-387) tôn ông làm thầy và đặt chức bác sĩ để học các kinh. Quan trọng hơn hết là phái Tăng tử (tức Tăng Sâm) ở nước Lỗ. Hồi còn sống, Khổng tử ít chú ý tới Tăng Sâm, có lần chê là trì độn, nhưng chính Tăng Sâm có công với đạo Khổng hơn tất cả các môn đệ khác, một phần vì ông học rộng, thành thực mà chắc chắn, ghi chép lời của thầy trong cuốn Đại Học (một trong tứ thư), một phần nữa vì ông may mắn có một môn sinh rất xứng đáng, có phần vượt ông nữa, tức Tử Tư, tác giả cuốn Trung Dung (cũng là một trong tứ thư). Tử Tư tên là Không Cấp, là con của Bá Ngư, cháu của Khổng tử. Bá Ngư tư cách tầm thường, mà con lại vừa thông minh, hiểu được phần uyên áo của Khổng giáo (dạo trung dung và đức thành), vừa có một tư cách rất cao, không hổ với ông nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...
Chủ đề tương tự
  1. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    604
  2. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,432
  3. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,185
  4. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,179
  5. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,132