Sách ebook Kính Vạn Hoa - Nhà Ảo Thuật

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với bộ sách Kính vạn hoa, có thể nói Nguyễn Nhật Ánh đã lập được một kỷ lục hiếm thấy trong làng văn nước ta. Trước khi bắt đầu bộ sách này (1995) với tập đầu mang tên Nhà ảo thuật, Nguyễn Nhật Ánh đã là một nhà văn có tên tuổi, nhất là trong lĩnh vực văn học cho thiếu nhi, với những cuốn sách từng được giải thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nhưng chỉ từ khi bắt tay vào viết bộ Kính vạn hoa Nguyễn Nhật Ánh mới trở thành một “hiện tượng”.


    Nếu tôi không lầm thì đây là bộ sách cho thiếu nhi nhiều tập nhất (45 tập, cho đến thời điểm này đã xuất bản 43 tập, tác giả đương hoàn thiện hai tập cuối, cùng lúc nhà xuất bản cho in lại các tập đầu); có số bản in vào loại lớn nhất hiện nay (bình quân 23.500 cuốn/mỗi tập cho lần in đầu, 15.000 cuốn/tập tái bản – số liệu của Kim Đồng, từ đó có thể ước tính số lượng bạn đọc); người viết được hưởng nhuận bút cũng vào loại cao nhất trong làng văn hiện nay (ước tính khoảng trên 300 triệu đồng, chưa kể tái bản – nguồn tin từ Kim Đồng).


    Nguyễn Nhật Ánh có lẽ đã rèn luyện được cách làm việc mang tính chuyên nghiệp của các nhà văn lớp trước, phù hợp với nền kinh tế hàng hóa phát triển cao? Chẳng riêng gì anh, nhiều nhà văn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có tác phong làm việc công nghiệp như vậy. “Ba ông Tuấn” là một ví dụ – Nhật Tuấn, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Văn Tuấn đều viết “như bổ củi”, cuốn sau gối cuốn trước, mỗi người lại có một nhà làm sách phía sau sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công việc của họ. Cách làm công nghiệp này (với cả ưu điểm và khuyết điểm của nó) cũng đương hình thành tại Hà Nội. Ma Văn Kháng, Chu Lai, Trần Đăng Khoa, Lê Lựu, Ngô Văn Phú dần dần đã có những “ông bầu” (“bà bầu” thì đúng hơn) của riêng mình. Sách của họ đã có thể xếp thành những quầy riêng trong hiệu sách. Điều này là một chỉ báo tin cậy về sự hình thành một kiểu nhà văn chuyên nghiệp thực sự trong cả nước, khác với kiểu mẫu nhà văn – cán bộ, nhà văn – phóng viên đương phổ biến hiện nay.


    Nguyễn Nhật Ánh sống ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng đỡ đầu cho bộ sách của anh lại là một nhà xuất bản ở Hà Nội, nhà Kim Đồng. Tôi có nhiều gắn bó với nhà xuất bản này và hiểu rõ những thăng trầm của họ. Năm 1992, cũng như hầu hết những nhà xuất bản khác ở phía Bắc, Kim Đồng lâm vào cảnh khó khăn, bao cấp của nhà nước thì không còn nhưng thị trường lại chưa chấp nhận những gì mà họ làm ra. Nhiều biên tập viên phải rời ghế biên tập, đi bán sách cò con. Tập thơ Dắt mùa thu vào phố của tôi mặc dù được đánh giá cao, tác giả vẫn phải tự bỏ tiền ra in Nhưng cũng chính lúc đó, nhà xuất bản đang âm thầm chuẩn bị cho một bước chuyển đột biến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...