Sách Ebook Khoa học có thể bác bỏ được thuyết vô thần không? - André Comte–Sponville, Jean Staun

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời người dịch: Trên diễn đàn talawas mới đây có nhiều bài bàn về Thượng đế. Những bài này có thể chia làm hai loại đối nghịch nhau: Loại muốn chứng minh là có Thượng đế, một đấng sáng tạo ra sự sống và vũ trụ theo nghĩa của các đạo Thiên chúa, nhất là Ki tô giáo. Loại muốn dùng lý luận khoa học, nhất là thuyết tiến hóa của Darwin để phủ nhận có Thượng đế. Loại này phần nhiều là nguyên tác của một số học giả Anh Mỹ được đặc biệt dịch ra tiếng Việt với chủ ý đó. Trong số các tác giả và dịch giả, phải kể Đỗ Xuân Phương, Thích Bình Thường, Trần Hữu Thuần, Trần Tiên Long, Nguyễn Nhân Trí . Tôi đã có nhiều dịp đưa ý kiến với một vài tác giả khi đọc những bài đó. Nhưng ý kiến tôi đưa phần nhiều chỉ giới hạn về dịch thuật và về nghĩa của một vài từ tiếng Việt được chua bằng tiếng Anh. Nhiều khi hai nghĩa tương phản nhau khiến người đọc lúng túng không biết phải hiểu theo nghĩa nào. Cách đây mấy tháng trên tờ nhật báo Pháp Le Figaro có bài chép lại cuộc tranh luận giữa nhà triết học André Comte-Sponville và nhà khoa học Jean Staune dưới sự chủ toạ của tờ báo này. Tôi xin dịch để độc giả talawas, phần nhiều quen tiếng Anh, có thêm tài liệu bằng tiếng Pháp.



    André Comte–Sponville: Ông viết một cuốn sách 500 trang chỉ cốt để tung một cánh cửa đã mở: Cốt để chứng tỏ vẫn có thể tin là có trời. Có ai chối cãi cái sự đó đâu? Ông sẽ thấy không một nhà triết học đứng đắn nào quả quyết không thể tin có trời! Nhưng đứng trên góc độ lô-gíc và siêu hình, từ lâu ai cũng biết - hãy đọc Kant hay Hume, Pascal hay Montaigne - là chúng ta không thể chứng minh được có trời hay không có trời! Đức tin không phải thoát ra từ trò chơi luận chứng và càng không phải từ những bài học về lịch sử các khoa học, mà thoát ra từ sự biến chuyển của tâm thức (mentalités). Để biết một nhà khoa học là duy vật chất hay duy ý, tôi không cần phải hỏi anh ta trước ngưỡng cửa phòng thí nghiệm, tôi hỏi anh ta trước cửa nghĩa địa. Câu hỏi thiết thực là thế này: khi mất một người thân yêu, anh có cảm nghĩ là một ngày kia sẽ gặp lại người đó hay không? Vả lại, ông có vẻ lẫn lộn sự hiểu biết về thực tại với thực tại. Ông viết: cái gọi là vật chất chỉ là một cỗ phương trình. Ông hãy thử đổ phương trình vào thùng xăng xe ông coi nó có chạy không! Sự hiểu biết về vật chất có thể trừu tượng nhưng vật chất không phải là một thứ trừu tượng! Hiểu mặt trời qua những phương trình không có nghĩa là phương trình có thể làm cây cối mọc hay làm anh cháy nắng!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...