Tài liệu EBOOK Giao tiếp phi ngôn từ ( Rất hay)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.NỘI DUNG:

    Giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal communication) bao gồm sự biểu lộ trên khuôn mặt (facial expressions), ánh mắt (eye contact), giọng điệu (tone of voice), điệu bộ cơ thể (body posture) và cảm xúc của người tham gia giao tiếp.

    Một nghiên cứu của giáo sư người Mỹ Albert Mehrabian chỉ ra rằng, trong khi giao tiếp, 93% thông tin được truyền tải qua giọng điệu và sự thể hiện trên khuôn mặt của chúng ta, trong khi đó, chỉ có 7% thông điệp được truyền tải bằng ngôn ngữ. Qua đó cho thấy, chúng ta thường thể hiện cảm xúc và thái độ của chúng ta một cách phi ngôn từ hơn là bằng lời nói.

    Mọi người thường thể hiện những cảm xúc như vui vẻ, sợ hãi, buồn bã và đau khổ bằng những cử chỉ, điệu bộ giống nhau. Tuy nhiên, đối với những cảm xúc hoặc thông điệp khác, sẽ có những cách thể hiện khác nhau tùy mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc. Do vậy, những cử chỉ được chấp nhận ở nền văn hoá này nhưng lại là điều gây sốc đối với nền văn hóa khác. Ví dụ, sự thân ái giữa những người bạn tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, nhưng sự biểu lộ lại khác nhau. Ở một số nước, đàn ông có thể ôm nhau, phụ nữ có thể nắm tay nhau là chuyện bình thường, nhưng đối với một số nền văn hóa khác đó lại là điều không thể chấp nhận.

    Để hiểu rõ hơn về loại hình giao tiếp này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của giao tiếp phi ngôn từ.





    - Giao tiếp phi ngôn từ thường truyền tải thông điệp một cách không rõ ràng: Sự không rõ ràng của việc giao tiếp phi ngôn từ được thể hiện qua việc một người thực hiện hành vi giao tiếp có chủ định hay không có chủ định. Ví dụ khi người A cười với người B với mục đích truyền tải sự thân thiện, nếu người B tiếp nhận thông điệp theo đúng cách mà người A mong muốn thì có nghĩa là sự giao tiếp đã xảy ra. Nhưng nếu một người bất chợt nghĩ tới điều gì đó làm anh ta cười không có chủ đích, trong khi đó, mọi người xung quanh lại đang bàn về thảm họa hạt nhân chẳng hạn, thì những người này sẽ cố gán cho cái cười của anh ta một ý nghĩa nào đó. Trong trường hợp này, sự giao tiếp đã không xảy ra.





    - Giao tiếp phi ngôn từ là diễn biến liên tục: Sự giao tiếp bằng lời chỉ xảy ra khi lời nói được cất lên và kết thúc ngay khi âm thanh của lời nói đó kết thúc, trong khi đó giao tiếp phi ngôn từ xảy ra và kéo dài cho tới khi nào người bạn đang giao tiếp vẫn còn nằm trong tầm mắt của bạn.

    - Giao tiếp phi ngôn từ mang tính đa kênh: chúng ta tiếp nhận những dấu hiệu của giao tiếp bằng lời trong cùng một lúc và chúng chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, với giao tiếp phi ngôn từ, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin bằng nhiều cách như nhìn, nghe, cảm nhận, ngửi hoặc nếm và có thể tất cả những dấu hiệu thông tin này cùng được thể hiện một lúc.





    - Giao tiếp phi ngôn từ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trạng thái tình cảm của người chúng ta đang giao tiếp: Cho dù người đó có dùng lời lẽ như thế nào đi nữa để nói về cảm xúc của họ thì qua những hành động, cử chỉ, sự biểu hiện của họ, ta cũng có thể biết được cảm xúc thật của họ.





    - Một số dạng giao tiếp phi ngôn từ có thể được nhận biết qua những nền văn hoá khác nhau: Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá có hệ thống ngôn ngữ riêng biệt mà những người đến từ nền văn hoá khác khó có thể hiểu được. Ngược lại, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng đa số những người đến từ các quốc gia khác nhau lại có chung cách biểu lộ cảm xúc trên mặt như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, hay ngạc nhiên, v,v. Do vậy, trong trường hợp ngôn ngữ bất đồng, cách giao tiếp hiệu quả nhất chính là giao tiếp phi ngôn từ. Chúng ta có thể dùng những dấu hiệu giao tiếp đơn giản như gật đầu, chỉ tay, bắt tay, cười, chau mày để giao tiếp.
    Pass: sachdoanhtri
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...