Sách ebook Giao thừa

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giao thừa

    Đ ã là lính thì nghèo là tất nhiên. Nhưng chưa bao giờ người lính nghèo như trong thời kháng chiến chống Pháp. Thời đánh nhau với Mỹ, khi hoà bình, người lính về quê còn mang theo được chiếc khung xe đạp, hoặc con búp bê to đeo trên balô.Thời ấy, thếđã là một gia tài và một vinh hạnh để làng xóm bàn tán. Người lính thời chống Pháp thì chẳng có gì. Từ cán bộ trung đội trở xuống không ai có lương. Chỉ có tiền tiêu vặt, goi là sinh hoạt phí. Chiến sĩ một tháng 3 cân gạo, tính thành tiền. Cán bộ tiểu đội, 4 cân. Cán bộ trung đội, 5 cân.

    Giao thừa gồm 12 truyện ngắn viết về cuộc sống bình thường của người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đời sống của dân ĐBSCL có gì khác với các nơi khác? Đó là một thiên đường nhỏ. Nằm võng đu đưa, thò tay ra có thể hái xoài ăn, nghe chim hót trong vườn, nghe cá quẫy dưới mương, ngắm vườn kiểng, rồi ngủ thiếp lúc nào không hay. Tỉnh dậy thì ăn cá lóc nướng trui với nước mắm me, rượu đế nếp than. Nghe cải lương, chơi đàn kìm. Người dân ĐBSCL tính tình đơn giản, cởi mở, mến khách, không triết lí hoa hòe lộn xộn. Truyện của NNT phản ánh đời sống đó một cách suất sắc. Một phần lớn truyện ngắn trong Giao thừa là những câu chuyện tình bình dị, chân chất, có khi gian dở giữa những người con trai chân lấm tay bùn và những người con gái buôn gánh bán bưng. Nguyễn Ngọc Tư đã làm cho bức tranh đời sống hiện thực của dân ĐBSCL thêm phần sinh động.

    Truyện của Nguyễn Ngọc Tư, vì thế, cung cấp một kho tàng thông tin, tri thức, và từ ngữ về đời sống của người dân Nam bộ, đặc biệt là dân ĐBSCL cho người đọc. Những phong tục, tập quán, đời sống tâm lí của người dân quần tụ tại mảnh đất trên dưới 300 tuổi này đã được Nguyễn Ngọc Tư cho vào truyện một cách hết sức sinh động làm cho người đọc cảm thấy mình đang đọc câu chuyện của người hàng xóm hay của chính mình.

    Cấu trúc của truyện ngắn NNT rất chặt chẽ. Các nhà phê bình văn học như Hồ Anh Thái nhận xét chính xác rằng cách dàn chuyện của NNT gọn gàng và uyển chuyển. Thực ra, theo kinh nghiệm của người viết bài này, những câu chuyện của NNT là những câu chuyện, về cơ bản, có thật ngoài đời, và tác giả chỉ chuyển đổi tên của nhân vật. Đọc truyện NNT, người đọc sẽ bắt gặp những nhân vật, số phận, mảnh đời, và con đường đời của những người dân bình dị, dễ mến. Họ yêu nhau nhưng không khi nào dám nói “Anh yêu em”, hay ôm nhau hôn hít như dân thị thành; họ chỉ mượn lời ca vọng cổ, hay một câu ca dao, hay nói bóng nói gió để tỏ tình. Lời kết của mỗi câu chuyện cũng hết sức đôn hậu và bay bổng. Có thể nói cái hay và lôi cuốn của truyện ngắn NNT là ở chỗ này, ở chỗ làm cho người đọc sau khi gấp sách lại mà vẫn còn suy nghĩ vẩn vơ cho các nhân vật trong chuyện.

    Nguyễn Ngọc Tư có một lối viết văn tự nhiên, không màu mè, không gượng ép, không làm dáng như những người hay quen thói khoe chữ theo khuynh hướng gọi là “hiện đại” để tỏ ra mình “tinh tế”. Văn của Nguyễn Ngọc Tư dùng phương ngữ Nam bộ tối đa. Đọc văn của cô người ta có cảm giác như là đang nghe một người con gái nhà quê kể chuyện, đặc sệt với những “tui”, “ủa”, “bi nhiêu”, “thiệt tình”, “lãng xẹt”, “nhỏ xíu hà”, “như vầy nè” Những câu chữ tưởng như rất “quê mùa” nhưng khi đưa vào truyện của Nguyễn Ngọc Tư người đọc cảm thấy rất “văn chương” – văn chương Nam bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...