Sách Ebook ĐẠO ĐỨC KINH DỀ HIỂU

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời giới thiệu
    Có một tác phẩm mà đã là người biết Hán học không ai không đọc, không ai không phục, nhưng cách giải thích từng câu trong tác phẩm này lại rất khác nhau. Trên hai nghìn năm nay sách chú giải có hàng trăm, sách dịch ra tiếng nước ngoài cũng không ít hơn, nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về nội dung những câu mang tính chất triết học nhất. Đó là quyển Đạo Đức Kinh, một tác phẩm kinh điển của văn hóa Trung Hoa, bên cạnh quyển Luận Ngữ, tác phẩm kinh điển của Nho giáo. Tôi gọi nó là sách kinh điển của văn hóa Trung Hoa vì Nho giáo, Phật giáo, Pháp gia hay Đạo giáo đều vay mượn khá nhiều ở đấy, và chữ “Vô” làm nền tảng cho nó thuấn nhuần cả thi pháp, tự pháp, họa pháp, nhạc pháp, cách dinh dưỡng, y học, thậm chí cả ma thuật. Cho nên việc hiểu nó là hết sức cần thiết.
    Có một điều đáng chú ý là ở phương Tây ảnh hưởng của Lão Tử là to lớn hơn ảnh hưởng của Khổng Tử rất nhiều, số bản dịch ở Pháp theo Thu Giang trong Lão Tử, Đạo Đức Kinh là hơn 60 quyển và trong những bài giảng về triết học của Hegel, Lão Tử được đánh giá rất cao, nhưng Khổng Tử không được xem là nhà triết học. Ở Việt Nam trừ GS Cao Xuân Huy ra, tôi thấy ảnh hưởng của Lão Tử trong tư tưởng, triết học, văn học không rõ cho lắm. Trái lại, ảnh hưởng Trang Tử lại rất lớn và không một nhà Nho Việt Nam nào lại không chịu đôi chút ảnh hưởng Trang Tử. Theo tôi, điều này một phần do các sách chú giải đã thần bí hóa tác phẩm, mà các nhà Nho Việt Nam tuy đều thuộc Đạo Đức Kinh, vì sách này rất mỏng chỉ có 5000 chữ, nhưng đều xa lạ với cách nhìn khách quan, lạnh lùng của tác giả.
    Là người mê bách gia chư tử năm 18 tuổi, tôi đã đọc Đạo Đức Kinh hàng chục lần, nhưng chỉ hiểu được một nửa, cái nửa có thể nói, ai cũng hiểu như nhau. Còn về nửa kia, dù tôi có đọc đủ mọi bản Đạo Đức Kinh mà tôi tìm được với những chú giải của Vương Bật, Trần Tụ, Cao Hanh nếu như ở chỗ này tôi có hiểu rõ hơn, thì ở chỗ khác tôi lại thấy không chấp nhận được. Tự kiểm điểm mình, tôi thấy tôi là anh chàng duy lý, cho nên bất kỳ cách giải thích nào nghe ra huyền bí tôi đều thấy chối. Tôi ngờ rằng cách giải thích không khỏi chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, điều mà sau này thấy rất rõ khi nghiên cứu Đạo giáo Trung Hoa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...