Sách Ebook CHÚ LĂNG NGHIÊM, Kệ và giảng giải - H.T Tuyên Hóa - Thích Minh Ðịnh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh : Anan ! Ông hỏi về nhiếp tâm, Ta nay đã nói : Để vào Tam Ma Địa tu học pháp môn nhiệm mầu, cầu Đạo Bồ Đề, trước hết phải giữ bốn thứ Luật Nghi này trong trắng như sương tuyết, tự không còn sanh mảy mún cành lá. Ba cái của Tâm, bốn cái của Miệng không có nhân để sanh ra.
    Anan, nếu chẳng sai mất bốn Luật Nghi đó thì tâm còn chẳng duyên theo Sắc, Hương, Vị, Xúc, cả thảy ma sự làm sao phát sanh ? Nếu có tập khí cũ không thể diệt trừ, ông dạy người đó nhất tâm trì tụng Thần Chú Vô Thượng Phật Đảnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra của Ta. Đây là Tâm Chú Như Lai Vô Kiến Đảnh Tướng, Phật Tâm Vô Vi, từ đảnh phát huy, ngồi đài sen báu mà tuyên thuyết ra.
    Như ông đời trước cùng Cô Ma Đăng Già nhân duyên nhiều kiếp, tập khí ân ái chẳng phải một đời hay một kiếp, song Ta một phen tuyên dương Thần Chú thì vĩnh viễn thoát khỏi lòng yêu, thành A La Hán. ( ).

    Thông rằng : Hiện nghiệp dễ chế phục, vì tự mình có thể làm trái ngược với nó. Nghiệp xưa khó trừ dứt, phải mượn thần lực nên nói Thần Chú có thể phá trừ tập khí đời trước. Tập khí như bụi thì tan rã dễ dàng. Ấy là do thần lực thầm trợ giúp, chẳng thể nghĩ bàn vậy.
    Lấy cái Phật Huệ chẳng thể nghĩ bàn để tiêu tan cái Vô Minh chẳng thể nghĩ bàn, như thế cầu Tối Thượng Thừa quyết định phải thành tựu. Chú này hầu như siêu xuất Giới Định Huệ mà làm một nhánh riêng, nhưng nếu Giới Định Huệ chẳng tinh nghiêm thì không thể được linh ứng. ( ) Phật vốn là Không, tâm tịnh mà có. Nước trong trăng hiện, lý ấy hẳn nhiên. Định Huệ cùng cực, thì tiếp thông với khí phần Chư Phật, há chẳng hiện hình an ủi hay sao ? Nếu thấy tướng ấy, chỉ quán Không Tịch: nếu là Phật thì rõ ràng tự tại; nếu là ma thì diệt mất. Người tu tập thiền định phải biết điều này.
    (Quyển II, Chương III - Phật Khai Thị Về Mật Giáo, Khai thị về tu chứng_Lăng Nghiêm Tông Thông-HT Nhẫn Tế Thiền sư-(đã có eBook trên TVE)

    “Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì”.
    (CHÚ LĂNG NGHIÊM, Kệ và giảng giải, Quyển 1, Hoà Thượng Tuyên Hoá,Việt dịch : Thích Minh Ðịnh).

    Trên là lời của Phật và bậc Thánh tăng. Còn đây là những gì mà người post bài này nghe được trong một buổi đàm đạo giữa chư tăng và Phật tử tại một thiền thất thanh tịnh, một tỳ kheo đã nói: “muốn ăn cháo thì trì Mông Sơn Thí Thực, còn như muốn ăn cơm thì hãy trì tụng chú Lăng Nghiêm”!!
    Người cầu phước báo hiện đời được giàu có, khoẻ mạnh, sống lâu, được mọi người kính mến hành pháp bố thí mà không trì tụng chú Lăng Nghiêm thì e rằng chưa trọn vẹn.
    Có thể tin rằng bất kỳ tự viện, thiền thất hay niệm Phật đường nào ngày nay cũng đều giữ gìn một cách nghiêm mật Nhị khóa công phu như giữ gìn sinh mệnh tu học. Các thời khoá khác có thể bỏ qua vì một lý do nào đó, nhưng nhị khóa công phu là không thể và không được phép bỏ. tambao đã từng nhiều ngày ở nhiều chùa trong nhiều địa điểm khác nhau chứng kiến các vị đại lão hòa thượng trụ trì hàng ngày trước 4 giờ sáng đã dậy hành trì công phu sáng (trì tụng chú Lăng Nghiêm) cho dù trời rất lạnh và sức khoẻ các Ngài không thật sự tốt lắm.
    Chủng tử khởi hiện hành trên nền của tập khí nên hiện đời chúng ta tân huân, huân tu, huân tập công phu trì tụng thần chú Lăng Nghiêm nghiêm mật, kiên trì.

    Lăng Nghiên chú gồm ngũ đệ, bài giảng giải của HT Tuyên Hóa chỉ mới ở đệ thứ nhất và chia làm hai tập, tambao giữ nguyên nguyên tác. Cách phiên âm chú trong bài có hơi khác so với Nhật tụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...