Tiểu Luận Đương sự trong vụ án dân sự - Bài tập nhóm Tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập nhóm Tố tụng dân sự – đương sự trong vụ án dân sự


    Vụ án dân sự là những việc tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên Tòa án giữa các bên được Tòa án thụ lý giải quyết. Tham gia vụ án có nhiều chủ thế khác nhau song trong đó đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt hay đình chỉ tố tụng đó chính là đương sự. Đây là thành phần không thể thiếu trong một vụ án dân sự.
    Nội dung
    1. Khái quát chung về đương sự trong vụ án dân sự
    1.1. Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự
    Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu. Với vai trò là người “châm ngòi” cho qui trình tố tụng, theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004:“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Theo qui định này thì các đương sự khá đa dạng và phong phú song cách của BLTTDS quy định lại mang tính liệt kê nên chưa đưa ra được cách hiểu rõ ràng nhất về đương sự, từ đó xuất phát nhiều cách hiểu khác nhau. Trong tiếng việt“đương sự” được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết”. Theo Từ điển Hán Việt thì đương sự là : “Người có liên quan trực tiếp trong vụ việc”còn theo từ điển thuật ngữ Luật học thì: “Đương sự là người có quyền và nghĩa vụ được giải quyết trong một khiếu nại hay vụ án”. Như vậy, theo nghĩa chung nhất thì đương sự chỉ là người, là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó có thể định nghĩa về đương sự trong vụ án dân sự như sau: “Đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
    Vụ án dân sự là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp. Trong các vụ án dân sự có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự tham gia với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền lợi ích liên quan đến vụ án dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực được tham gia phụ trách. Họ có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức (có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân).
    Đương sự có các đặc điểm cơ bản:
    ● Đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền và lợi ích tranh chấp, bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong vụ án dân sự.
    ● Đương sự là chủ thể được Tòa án chấp nhận tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    ● Đương sự là chủ thể bình đẳng với nhau trong tố tụng dân sự có thể tham gia độc lập hoặc thông quan người đại diện trong tố tụng dân sự.
    ● Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ là cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quá trình giải quyết vụ án dân sự.
    1.2. Năng lực tố tụng dân sự của đương sự trong vụ án dân sự
    NLPLTTDS và NLHVTTDS là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Đương sự là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS nên để tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thì đương sự phải có NLPL TTDS và NLHVTTDS.
    * NLPLTTDS của đương sự: Là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ TTDS.
    NLPLTTDS là NLPLDS có mối quan hệ mật thiết với nhau. NLPLDS là cơ sở của NLPLTTDS. NLPLTTDS của cá nhân luôn gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. NLPLTTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và mất đi khi tổ chức đó không còn tồn tại. “Mọi cá nhân, tổ chức có NLPLTTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 57 BLTTDS 2004) không thể bị hạn chế hoặc bị tước đoạt các quyền và nghĩa vụTTDS. Như vậy, đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các chủ thể có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...