Thạc Sĩ đường sắt Việt Nam và giới thiệu chung về ga giáp bát

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Tiền lương là một phần thu nhập của sản xuất được phân phối cho người lao động theo hình thức tiền tệ để dùng cá nhân và tái sản xuất sức lao động của họ. Phần tiền lương này được xác định trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động.

    Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, nó phản ánh mức sống của người lao động thông qua phần tiền lương được phân phối.

    Tuy nhiên tiền lương không chỉ ở việc phân phối thu nhập hàng tháng mà còn ở các hình thức khác như: Tiền bảo hiểm xã hội được trả về hưu trí, mất sức, tiền y tế và giáo dục v.v Phần tiền lương này mang tính chất phúc lợi xã hội không phải phân phối theo lao động mà là phân phối theo nhu cầu.

    Chính vì vậy, việc thực hiện phân phối tiền lương phải quán triệt theo nguyên tắc phân phối theo chất lượng và số lượng lao động. Đồng thời phải giáo dục người lao động quan điểm vì sản xuất, vì lợi ích của toàn xã hội và có một nhận thức rõ ràng thống nhất của 3 lợi ích: lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.








    Phần 1: Khái quát về Đường sắt VIệt Nam và giới thiệu chung về ga giáp bát

    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM.


    Tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam được khởi công xây dựng từ tháng 11 năm 1881, đó là tuyến Sài Gòn Mỹ Tho dài 71 km. Ngày 2/10/1936 khánh thành tuyến đường sắt xuyên Việt (Hà Nội Sài Gòn dài 1729 km). Đến lúc đó trên lãnh thổ Việt Nam đã có mạng lưới Đường Sắt với tổng chiều dài 2600 km.

    Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975) tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn (nay là Tp Hồ Chí Minh ) được gấp rút khôi phục và đã khánh thành vào ngày 31/12/1976 sau 30 năm bị chiến tranh tàn phá. Đến nay mạng lưới Đường Sắt Việt Nam có tổng chiều dài gần 3000 km, chạy qua 35 tỉnh thành trong cả nước, tập trung chủ yếu ở hai trục đường sắt Bắc Nam và Đông Tây, với hai tuyến liên vận với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai và Hữu Nghị quan (Lạng Sơn)

    Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển của mình, Đường Sắt Việt Nam luôn có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, mở mang văn hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI (năm 1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra, đầu năm 1989 ngành Đường Sắt Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Vượt qua bao khó khăn thách thức, đến nay ngành Đường Sắt Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành quản rất quan trọng: bảo trì và từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng Đường Sắt,tiêu biểu là đã tiến hành 8 lần rút ngắn hành trình tàu khách Hà Nội Tp Hồ Chí Minh từ 58 giờ năm 1988 còn 30 giờ vào 31/5/2002; Từng bước đầu tư hiện đại hóa đầu máy toa xe khách thế hệ 2 tiện nghi hiện đại; Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ với phương châm” Khách hàng là ân nhân của ngành Đường Sắt”; Đã và đang đưa hệ thống bán vé điện toán vào phục vụ; không ngừng đổi mới bộ mặt văn hoá nhà ga, con tàu, làm cho hành khách hài lòng; Kinh doanh Đường Sắt đã trụ vững vươn lên trong cạnh tranh quyết liệt Tuy còn phải tiếp tục khắc phục nhiều khuyến khuyết nhưng những thành tựu đổi mới của ngành Đường Sắt vừa qua được Đảng, Nhà Nước, nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế ghi nhận là nguồn khích lệ to lớn để ngành Đường Sắt đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI.

    Vận tải Đường Sắt là một ngành vận tải xuất hiện tương đối sớm so với một số ngành vận tải khác như: ô tô, hàng không song nó đã có một thế mạnh sau:

    - Có thể vận chuyển một khối lượng vận chuyển lớn và tập trung, rất thích hợp với một nước có nền đại công nghiệp khai khoáng.

    - Có năng lực vận chuyển lớn mật độ chạy tàu cao thường xuyên liên tục tốc độ vận chuyển tương đối nhanh.

    -Có sở trường trong vận chuyển đường dài và có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu trong công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách.

    -Độ an toàn trong công tác vận chuyển cao, có tỷ lệ tai nạn thấp nhất so với các phương tiện khác.

    -Giá thành vận chuyển tương đối thấp nhất là trên tuyến có mật độ vận chuyển lớn thì giá thành còn thấp hơn nhiều.

    -Trong công tác vận chuyển hành khách còn có ưu điểm hơn hẳn các loại vận tải khác là thoải mái, thuận tiện và thích hợp với hình thức du lịch đang có xu hướng ngày càng tăng.

    -Vận tải đường sắt ít gây ô nhiễm môi trường và sinh thái so với vận tải ô tô và hàng không. Mặt khác vì nó là ngành vận tải ra đời tương đối sớm nên bản thân nó có một số nhược điểm so với các ngành vận tải ra đời sau nó:

    -Ngành vận tải đường sắt đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư lâu. Nhất là với đường sắt điện khí hoá thì vốn đầu tư còn lớn hơn nhiều.

    -Sự linh hoạt cơ động thua kém vận tải ô tô vì số điểm đỗ theo quy định, đó là nhà ga và cũng không thể đi sâu len lỏi vào tất cả các điểm dân cư và khu vực sản xuất. Mà cần phải có các phương tiện vận chuyển đường ngắn khác đưa đến các ga để vận chuyển.

    -Tốc độ vận chuyển không nhanh bằng hàng không, ngay cả trên đường sắt cao tốc. Sự cạnh tranh bằng tốc độ chỉ hơn vận tải ô tô khi chạy trên cự ly trung bình và xa.
     
Đang tải...