Tiểu Luận Đường sắt cao tốc Bắc Nam Sự cần thiết Kỳ vọng và Thách thức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải trong công văn số ngày . yêu
    cầu Liên Hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho ý kiến nhận xét
    về Báo Cáo đầu tư Xây dựng Công trình Đường Sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố
    Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Báo cáo đầu tư) do chính phủ trình quốc hội trong
    tờ trình số 23/TTr-CP ngày 05 tháng 04 năm 2010. Sau khi nhận được yêu cầu của
    Bộ GTVT, VUSTA đã mời nhóm các chuyên gia về GTVT và Đô thị là các cán bộ
    giảng viên thuộc trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Xây dựng và Học
    viện Hành chính Quốc gia (sau đây gọi là nhóm chuyên gia) tham gia chuẩn bị báo
    cáo nhận xét. Nội dung báo cáo bao gồm các nội dung sau:
    - Sự cần thiết của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam (gọi tắt là HSR)
    - Những kết quả nghiên cứu chính của báo cáo đầu tư
    - Những thách thức chủ yếu đối với kết quả báo cáo đầu tư
    - Kết luận và kiến nghị
    2 Sự cần thiết của tuyến đường sắt cao tốc Bắc- Nam
    Trước tiên, nhóm chuyên gia khẳng định sự đồng thuận với kết luận trong
    báo cáo về sự cần thiết của tuyến đường sắt cao tốc Bắc –Nam về tính phù hợp với
    quy hoạch và chiến lược phát triển GTVT, về việc đáp ứng nhu cầu vận tải phục
    vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường đất nước trong giai
    đoạn từ nay cho đến năm 2050 và trong tương lai xa hơn. Đồng thời, xem xét các ý
    kiến nhận xét của các tư vấn thẩm định (TEDI, TDSI), các chuyên gia cũng như
    các bộ ngành và giải trình củ chủ đầu tư đã cho thấy báo cáo đầu tư đã chuẩn bị rất
    kỹ lưỡng trong bước nghiên cứu sự cần thiết của việc đầu tư dự án. Bên cạnh
    những phân tích về sự cần thiết của dự án trong báo cáo đầu tư, nhóm chuyên gia
    bổ sung những phân tích trên một số khía cạnh khác để góp tiếng nói của mình
    2
    trong nỗ lực chung của cả nước và ngành Đường Sắt trong quá trình nghiên cứu và
    triển khai thực hiện dự án.
    2.1 Làm cơ sở định hướng phát triển không gian quốc gia
    Trong hầu hết các kịch bản trong phân kỳ đầu tư dự án, nghiên cứu
    VITRANSS 2 (2009) đều khẳng định một điều kiện tiên quyết là “đẩy nhanh tốc
    độ phát triển đô thị doc theo hành lang tuyến” 1, đặc biệt là trong kịch bản đã được
    chính phủ lựa chọn đề xuất trong tờ trình2. Mặc dù cơ sở của việc đưa ra điều kiện
    này vẫn theo tư duy quy hoạch thông thường là nhu cầu vận tải là nhu cầu thứ cấp
    phát sinh từ các nhu cầu cơ bản của nền kinh tế xã hộ nhưng nếu theo quan điểm
    quy hoạch hiện đại (phát triển trên nền tảng vận tải công cộng –TOD) đây chính
    là điểm quan trọng để khẳng định phát triển tuyến đường sắt cao tốc là cơ sở, cơ
    hội và động lực để tiến hành điều chỉnh quy hoạch chuỗi đô thị dọc theo tuyến và
    đồng thời điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian kinh tế-xã hội và môi trường
    tự nhiên tại tất cả các địa phương có tuyến đường sắt đi qua cũng như các địa
    phương trong không gian vùng thủ đô Hà Nội và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
    Kể từ đầu thế kỷ 20, các đô thị nước ta phát triển dọc theo hai tuyến tuyến
    đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ I và có thể khẳng định mức độ kết nối với hai
    tuyến đường này chính là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển các đô
    thị nước ta. Trong thời kỳ Pháp thuộc, tuyến đường sắt Bắc Nam giữ vai trò động
    lực phát triển đô thị nhưng từ sau năm 1975 trở lại đây với sự bùng nổ cơ giới hóa
    trong vận tải đường bộ tuyến quốc lộ I lại trở nên quan trọng hơn trong vai trò là
    động lực phát triển đô thị. Trong tình hình này, có nhiều chuyên gia cho rằng kỷ
    nguyên của đường sắt đã kết thúc và Việt Nam nên đầu tư xây dựng hai tuyến
    đường bộ cao tốc theo hướng Bắc-Nam làm động lực phát tr triển kinh tế-xã hội và
    phát triển đô thị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...