Tiểu Luận Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRÍCH YẾU Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc việt nam sang tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Lịch sử phát triển kinh tế và văn hóa cho thấy mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều gắn liền với một nền văn hóa, khi diễn ra sự chuyển đổi về hình thái kinh tế - xã hội thì cũng kéo theo sự chuyển đổi về văn hóa, trong đó có sự kế thừa, lựa chọn những giá trị tích cực của hình thái trước. Biết lựa chọn những giá trị bền vững của văn hóa dân tộc và những giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới vận dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, cũng có nghĩa là biết đi theo con đường rút ngắn để theo kịp thời đại.

    Sau khi học môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ dạy của thầy giáo bộ môn chúng tôi đã tìm hiểu phần nào về phần quan trọng về những chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. đặc biệt là vấn đề văn hóa sẽ giúp cho đất nước ta ngày càng tiến bộ, giàu mạnh hơn.
    Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về những đường lối chính sách của Đảng về vấn đề xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội mà chúng tôi quyết định chọn đề tài này



    LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Mai Thị Huyền đã tận tình truyền đạt những kiến thức. Đồng thời đã tận tình hướng dẫn để chúng tôi có thể hoàn thành tốt Đề án này. Ngoài ra, chúng tôi xin cám ơn những người sẽ đọc và đóng góp ý kiến phản biện cho bài tiểu luận này của chúng tôi, giúp chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa.
    Bên cạnh đó, xin gửi lời cám ơn đến các thành viên trong nhóm đã cùng nhau góp ý xây dựng và hoàn thành Đề án được chi tiết và tốt nhất có thể.
    Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn trường Đại học Hoa Sen đã tạo cho chúng tôi một môi trường năng động và cơ hội để trải nghiệm bản thân. Đó sẽ là hành trang giúp ích rất nhiều cho chúng tôi sau này.
    Chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC
    TRÍCH YẾU 3
    LỜI CÁM ƠN 3
    MỤC LỤC 3
    I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa. 3
    1. Thời kỳ trước đổi mới 3
    a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới 3
    b. Đánh giá thực hiện đường lối 3
    2. Trong thời kỳ đổi mới 3
    a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá. 3
    b. Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá. 3
    c. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá. 3
    d. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân. 3
    II. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội 3
    1. Thời kỳ trước đổi mới 3
    a. Chủ trương cuả Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội 3
    b. Đánh giá việc thực hiện đường lối 3
    2. Trong thời kỳ đổi mới 3
    a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội 3
    b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội 3
    c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội 3
    d) Đánh giá sự thực hiện đường lối 3
    III. Những cơ hội và thách thức khi việt nam gia nhập wto. 3
    1. Cơ hội 3
    2. Thuận lợi 3
    3. Thách thức. 3
    4. Giải pháp: 3
    KẾT LUẬN iii
    NHẬN XÉT – GÓP Ý iii

    I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa 1. Thời kỳ trước đổi mới a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Văn hoá luôn được xác định là một mục tiêu, thậm chí là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời là động lực, nền tảng vững chắc nhất của cách mạng.
    Trong quá trrình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thông qua bản Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dự thảo.
    Đề cương văn hoá Việt Nam xác định văn hoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hoá của cách mạng Việt Nam.
    Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hoá mới là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.
    Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinh thần xã hội.
    Bản đề cương khẳng định văn hoá mới Việt Nam có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung.
    Có thể coi Đề cương chính là cương lĩnh văn hoá của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc, là phương hướng chỉ đạo hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp và cả những năm sau đó, khi vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, vừa kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
    Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá.
    Một là, cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt.
    Hai là, phải giáo dục lại tinh thần nhân dân.
    Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độ chính xác và tính thời sự của nó.
    Cuộc vận động thực hiện đời sống văn hoá mới. Đầu năm 1946 Ban Trung ương vận động đời sống mới được thành lập với sự tham gia của nhiều nhân vật có uy tín như Trần Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hoè ., mà tổng thư ký là nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng. Đến tháng 3/1947 Hồ Chí Minh viết tài liệu đời sống mới giải thích rất dễ hiểu những vấn đề thiết thực trong chủ trương văn hoá quan trọng này.
    Đường lối văn hoá kháng chiến dần hình thành trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ra ngày 25/11/1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng, trong bức thư về "Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay" của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/11/1946 và tại báo cáo "Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam" trình bày tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai tháng 7/1948.
    Đường lối đó gồm các nội dung:
    Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hoá cứu quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...