Tiểu Luận Đường lối xây dựng hệ thống chính trị của Đảng trong thời kì đổi mới

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

    1.1/ Cơ sở hình thành đường lối.

    1.2/ Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng hệ thống chính trị.



    Chương 2 : Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

    2.1/ Mục tiêu và quan điểm xây dựng hệ thống chính trị

    2.3/ Hệ thống chính trị của nước ta hiện nay.



    Chương 3: Kết luận

    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN



    ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI


    Chương 1:

    Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị


    1.1/ Cơ sở hình thành đường lối.


    Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị

    Đảng ta khẳng định đổi mới là một quá trình, bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Phải tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì có đổi mới thành công về kinh tế mới tạo được điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Mặt khác, nếu không đổi mới hệ thống chính trị, thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại. Hệ thống chính trị được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế.


    Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh và nặng nề. Đến Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Trên cơ sở những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ Đại hội VI hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

    Như vậy, đổi mới hệ thống chính trị là đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...