Chuyên Đề Đường lối kháng chiến chống Pháp – Mỹ (1945 – 1975)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau cách mạng Tháng 8, nước ta có một số thuận lợi cơ bản: hình thành phe Xã Hội Chủ Nghĩa do Liên Xô đứng đầu, phong trào giải phóng dân tộc trong nước ngày càng phát triển, phong trào dân chủ và hòa bình ở các nước tư bản phát triển cũng phát triển tạo thành dòng thác cách mạng. Trong nước, chính quyền nhân dân được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường, toàn thể nhân dân ủng hộ chính quyền. Nhưng ta cũng có một vài khó khăn, hậu quả do chế độ cũ để lại: giặc đói, giặc dốt, ngân quỹ quốc gia trống rỗng, kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ còn yếu. Nền độc lập của dân tộc chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Quân đội các nước đồng minh ồ ạt kéo vào nước ta. Theo sau chính là bọn phản động cách mạng và thực dân Pháp. Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Qua những thuận lợi và khó khăn đó, Đảng đã đưa ra chủ trương kháng chiến kiến quốc.


    Ngày 25/11/1945, ban chỉ huy Trung Ương Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”. Chủ trương : Về chỉ đạo chiến lược: nêu cao mục tiêu “dân tộc giải phóng”, bảo vệ độc lập dân tộc, với khẩu hiệu “ dân tộc là trên hết , tổ quốc trên hết “. Về xác định kẻ thù: Kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp. Do vậy chủ trương mở rộng mặt trận Việt minh để thu hút mọi tầng lớp nhân dân chống Pháp. Về phương hướng, nhiệm vụ: 4 nhiệm vụ chủ yếu: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, diệt giặc đói, giặc dốt, cải thiện đời sống nhân dân. Phương hướng: kiên trì theo nguyên tắc “thêm bạn bớt thù” nên đưa ra khẩu hiệu “Hoa Việt thân thiện” đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch. Nhân nhượng Pháp về mặt kinh tế nhưng độc lập về mặt chính trị.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...