Báo Cáo đường lối đối ngoại việt nam trước và sau đổi mới

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo đường lối đối ngoại việt nam trước và sau đổi mới

    MỤC LỤC
    ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1975 – 1986
    Hoàn cảnh lịch sử 1
    a. Tình hình thế giới
    b. Tình hình trong nước
    2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng 2
    3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 3
    a. Kết quả và ý nghĩa
    b., Hạn chế và nguyên nhân
    II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối 4
    a. Hoàn cảnh lịch sử

    b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối

    2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 8
    a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
    b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 9

    3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân 10

    b, Hạn chế và nguyên nhân

    THỰC TIỄN VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 12

    III. ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TA TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
    1 Đường lối của Đảng ta trong vấn đề biển Đông 14
    1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo
    2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước về biển, đảo và công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo
    3. Xác định đúng mục tiêu, đối tượng và lực lượng trong công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo
    2. thực hiện đường lối chủ trương của Đảng nhà nước về vấn đề biển Đông 16
    4. Bảo đảm thống nhất về nội dung, đa dạng về phương pháp, phương tiện trong công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo.


    1. Hoàn cảnh lịch sử
    a. Tình hình thế giới

    Từ thập kỷ 70, thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của các cuộc khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lưc lượng sản xuất thế giới phát triển mạnh; Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của kinh tế thế giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dãn đến cục diện hoà hoãn giữa các nước lớn.
    Với thắng lợi của Việt Nam (năm 1975) và các nước Đông Dương, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã mở rộng phạm vi, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Đảng ta nhận định: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà mãnh liệt. Tuy nhiên, từ giữa thập kỷ 70, thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định.
    Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến mới. Sau năm 1975, Mỹ rút quân khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng 2-1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ( Hiệp ước Bali), mở ra cục diện hoà bình, hợp tác trong khu vực.
    b. Tình hình trong nước
    Thuận lợi: Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Đây là những thắng lợi rất cơ bản của cách mạng nước ta.
    Khó khăn: Trong khi cả nước phải tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiíen tranh, lại phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. bên cạnh đó, các thế lực thù đíchử dụng những thủ đoạn thâm độc chống phá cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) nhận định: “nước ta đang ở trong tình trạng vừa có hoà bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”. Ngoài ra, do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế - xã hội.
    Những thuận lợi, khó khăn từ tình hình thế giới và trong nước ở giai đoạn này đã ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và tác động đến việc hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng.

     
Đang tải...