Tiểu Luận đường lối đổi mới nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    đường lối đổi mới nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đảng
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử, phương pháp nhiên cứu 2
    3. Giới hạn nghiên cứu 2
    PHẦN NỘI DUNG 3
    I. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA TƯ TƯỞNG ĐỔI MỚI 3
    II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ 4
    III. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ 4
    IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA QÚA TRÌNH ĐỔI MỚI 5
    V. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ 7
    1. BỐ TRÍ LẠI CƠ CẤU SẢN XUẤT , ĐIỀU CHỈNH LỚN CƠ CẤU ĐẦU TƯ 7
    2. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa , sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế 13
    3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 19
    4. Khoa học kỹ thuật 29
    5. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng cộng sản việt Nam 29
    VI. THÀNH TỰU 34
    VII. HẠN CHẾ 36
    VIII. KẾT LUẬN 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần VI, năm 1986. Trong tất cả các lĩnh vực đổi mới như xã hội,chính trị , văn hoá Đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên và là vấn đề được đảng và nhà nước chú trọng nhất và đầu tư phát triển từng bước. Từ đó sẽ là nền tảng phát triển các lĩnh vực khác của xã hội . Trong những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện.
    Đổi mới ở Việt Nam tương tự quá trình cải tổ của các nước Đông âu, cải cách Khai Phóng ở Trung Quốc và đổi mới ở Lào .
    Quan điểm đổi mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện. Ngày nay, đổi mới về kinh tế được Nhà Nước Việt Nam định nghĩa: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đôỉ mới nước ta đã không ít gặp những khó khăn và thách thức nhưng dần dần cũng đã vượt qua và đạt dược những thành tựu lớn. Từ đó đưa nước ta trở thàn một một nước có nền kinh tế phát triển, hội nhập thế giới, cạnh tranh với các cường quốc khác. Hiện nay còn niều vấn đề cơ bản, lý luận chưa đáp ứng được yêu cầu và thực tiễn xây dựng đất nước.Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống quan điểm và nhận thức tương đối hoàn chỉnh và cụ thể về mục tiêu và định hướng về nền kinh tế nước ta.
    Nghiên cứu về nền kinh tế giúp ta hiểu đươc nền kinh tế hiên nay của nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới nó là một vấn đè rất quan trọng đối với một sinh viên việt nam hiên nay để từ đó có thể nêu ra những nhu cầu của người dân hiên nay đồng thời cũng nêu ra những sai lệch mà đảng ta mắc phải.
    2. Lịch sử, phương pháp nhiên cứu
    Vấn đề kinh tế nóng bỏng của thế giới ngày nay không chỉ đựơc các nhà kinh tế học nhiên cúu mà còn được tấ cả mọi người quan tâm . Đồng thời đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của Đảng ta để tổng kết, đánh giá từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn tiếp theo.
    Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành bài viết này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    + Đọc sưu tầm tài liệu, từ đó nêu ra những nhận xét của mình
    + Phương pháp liên ngành kết hợp với các bô môn khoa học khác (Lịch sử đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh)
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Kinh tế là một vấn đề rộng lớn , để tìm hiểu đi sâu vào nền kinh tế nước ta trên cơ sở tìm tài liệu em đi sâu vào nội dung của chính sách kinh tế mà đảng và nhà nước đã đề ra trong đại hội lần VI (12- 1986 ). Từ đó nêu ra nhận xét của mình về nền kinh tế của nước mình, thành tựu và kết quả đạt được. sau đó là hạn chế mà công cuộc đổi mới đã mắc phải, nó như một sự tất yếu mà công cuộc đổi mới hay cải cách mở cửa của các nước khác đều không thể tránh khỏi. Để làm rõ những chính sách của nhà nước ta em nêu một số chính sách, bài học để áp dụng hay tránh những khuyết điểm mà Trung Quốc đã mắc phải vào nước ta của công cuộc mở cửa – cải cách của Trung Quốc.
     
Đang tải...