Chuyên Đề Đường lối cứu nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Chuyên Đề Đường lối cứu nước ở Việt Nam

    MỤC LỤC
    I.Đặt vấn đề 1
    II. Giải quyết vấn đề 2
    Hồ Chí Minh người giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam 2
    III. Kết luận 6
    VI. Danh mục tài liệu tham khảo
    6

    I.Đặt vấn đề
    Trong lịch sử các dân tộc và lịch sử thế giới, có những vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc và của thời đại, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của dân tộc và xu thế của thời đại đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người như vậy.
    Nguyễn Ái Quốc-(Hồ Chí Minh) sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
    Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào để rồi trở về giúp đồng bào.
    Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn.
    Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời.
    Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, thì Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác.
    Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động.
    Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là, ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
    Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa chúng ta?”.
    Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.
    Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến vầng hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng ”
    Trên con đường ra đi tìm đường cứu nước đó, Người đã tiếp thu được tinh hoa của nhân loại, cộng với sự ảnh hưởng của chủ Chũ nghĩa Mác-Lenin đã giúp hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu cúa cách mạng Việt Nam, ra đời do yeu cầu khách quan và là sự giải đáp thiên tìa của Hồ Chí Minh về những nhu cầu bức thiết đó của Cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX tới ngày nay.
    II. Giải quyết vấn đề
    Hồ Chí Minh người giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
    1.Tình hính Việt Nam khi chưa có sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh
    Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam thì nước ta vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Khi thực dân Pháp xâm lược lúc đầu triều đình nhà Nguyễn có chống cự yếu ớt,sau đã từng bước nhân nhượng ,cầu hòa và cuối cùng là cam chịu đàu hàng để giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc.Nhân dân ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa bao giờ có là cùng một lúc phải chống “ cả Triều lẫn Tây”.
    Từ năm 1858 đến cuối tế ký XIX, dưới ngọn cờ phong kiến, phong trào vũ trang khãng chiến chống Pháp bởi tinh thần yêu nước nhiệt thành và chí căm thù giặc sôi sục đã rầm rộ bùng lên, dâng cao và lan rộng cả nước : từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ ;Trần Tuấn ,Đặng Như Mai,Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích ở miền Bắc.Nhưng đường lối kháng chiến chưa rõ ràng nên trước sau đều thất bại.Rõ ràng ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến đã bất lực trước đòi hỏi giàng lại độc lập của dân tộc.
    Sang đầu thế kỷ XX trước chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa,các tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống giai cấp tư sản bắt đầu xuất hiện. Đồng thời các “ tân thư “ và ảnh hưởng của cuộc vận động cía cách của Khang Hữu Vi,Lương Khải Siêu từ Trung Quốc vào VIệt Nam.Phong trào chống Pháo của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông DU,Duy Tân,Đông King Nghĩa Thục, Việt Nam Quang phục hội .Các phong trào chưa lôi cuốn đượ tầng lớp nhân dân và chủ yếu vẫn do cac sĩ phu phong kiến cựu học dẫn dắt nên có nhiều hạn chế và cuối cùng cũng lần lượt bị dập tắt
    [​IMG]



     
Đang tải...