Tiểu Luận Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề đối ngoại [Tiểu luận 9 điểm]

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đối ngoại [Tiểu luận 9 điểm]

    Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Các văn kiện ĐH VIII, IX, X bao gồm những đường lối đối ngoại đúng đắn, hợp tình, hợp lý; là những thành tựu quan trọng đã đạt được trong hơn 55 năm xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong hơn 15 năm thực hiện đổi mới. Ngày nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước, với tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực; 70 nước và vùng lãnh thổ đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam. Vị thế quốc tế của đất nước ngày càng được tăng cường và nâng cao. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn tới, cần xây dựng và thực hiện sự thống nhất quản lý đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thống nhất quan lý đối ngoại sẽ phát huy được tác dụng của khối đoàn kết nói trên, cộng hưởng được sức mạnh của tất cả các bộ, ban, ngành và địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đối ngoại. Có như vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mới ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

    Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau những năm 1970, có bốn yếu tố cơ bản quyết định xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới bao gồm: sự suy yếu hoặc ít nhất là sự thay đổi trong vai trò bá quyền của nước Mỹ, quá trình toàn cầu hóa tài chính và sản xuất, sự phát triển của mạng lưới các định chế hợp tác quốc tế, và sự gia tăng cạnh tranh giữa các quốc gia và các công ty.

    Hội nhập kinh tế quốc tế (international economic intergration) được sử dụng để chỉ quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế và thị trường và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.Để hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế cần phân biệt nó với hợp tác kinh tế quốc tế. hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế.

    Hội nhập quốc tế, trước hết và chủ yếu trên bình diện kinh tế, là một nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại vủa Đảng và Nhà nước ta hướng tới việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đáp ứng yêu cầu của sựu nghiệp cách mạng nước nhà.Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, hội nhập quốc tế ngày càng trở nên cấp bách đối với nước ta nhằm vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, đẩy lùi cuộc bao vây , cấm vận thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện thông qua các văn kiện Đại hội VIII, IX, X nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng ta
    II. Đường lối của đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề đối ngoại .
    III. Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại của nước ta sau gần 20 năm thực hiện đường lối của Đảng
    1.Thành tựu
    2.Hạn chế và nguyên nhân .
    IV.Sự thay đổi về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế qua các văn kiện
    1.Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo .
    2.Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
    V.Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi
    1.Tình hình thế giới thời kì đổi mới
    2.Tình hình trong nước .
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...