Tiểu Luận Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A .PHẦN MỞ ĐẦU

    Ngày nay, sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó là xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng đã đặt các nước đang phát triển như nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế nếu không tận dụng tốt những cơ hội để vươn lên. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) là một nhiệm vụ chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững về mọi mặt, xây dựng thành công chũ nghĩa xã hội(CNXH). Trước thời kỳ đổi mới vào những năm 60, Đảng ta xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Nước ta quá độ lên CNXH với xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất ở mức độ kém, lại trải qua hàng chục năm tàn phá của chiến tranh. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn toàn chưa thích ứng với CNXH. Trước khi chưa đổi mới, chúng ta hiểu công nghiệp hóa một cách chưa đầy đủ, cho rằng công nghiệp hóa đơn giản là quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang lao động máy móc và CNH, HĐH thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên CNH, HĐH được xem là công việc của Nhà nước và Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp quốc dân và kinh tế tập thể thực hiện là chủ yếu. Đồng thời chưa tập trung chú trọng đến hiệu quả kinh tế, Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các đơn vị kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, đồng thời bao tiêu sản phẩm làm ra. Do đó không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp, sản phẩm đạt chất lượng chưa cao. CNH, HĐH chưa được thực hiện trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín hoặc chỉ quan hệ với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trong những năm từ 1960- 1985, Đảng chủ trương công nghiệp hóa phải đi từ công nghiệp nặng và vấn đề ưu tiên phát triển công nghiệp nặng được nâng thành bản chất cốt lõi của CNH, HĐH đất nước. Do đó đã tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn lúc này là cơ khí, luyện kim và năng lượng mà không chú ý đầu tư công nghiệp nhẹ đặc biệt là nông nghiệp. Nhìn chung, trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ dẫn đến có nhiều hạn chế và sai lầm xuất phát từ những tư tưởng tả khuynh, chủ quan, duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa. Từ những hạn chế và những sai lầm đó Đảng ta cần phải tiến hành CNH, HĐH đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách để góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...