Tiểu Luận Đường lối công nghiệp hoá của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện qua nghị quyết các đại hội đại bi

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:
    Đường lối công nghiệp hoá của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện qua nghị quyết các đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
    ------------------o0o-----------------
    1. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (1976) đề ra.
    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước đã được độc lập. Đảng chủ trương mau chóng hoàn thành thống nhất nước nhà về mọi mặt và đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    Mọi mặt hoạt động của Đảng và nhà nước ta ở các cấp dều tập trung vào việc thực hiện sự chuyển biến cách mạng mạnh mẽ trên cả nước. Chỉ trong một thời gian ngắn cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước đã được thực hiện (24-4-1976) và đạt thắng lợi tốt đẹp. Thể theo ý chí và nguyện vọng của đồng bào ta từ Bắc tới Nam, Quốc hội cả nước (Quốc hội khoá IV) trong kỳ họp đầu tiên đã long trọng tuyên bố hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, đặt tên nước là cộng hoà XHCN Việt Nam. Các đoàn thể cách mạng cũng nhanh chóng thống nhất.
    Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng Đảng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các thuận lợi là nước ta đã thống nhất mặt nhà nước, non sông liền một dải; toàn dân phấn khởi xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước . Tuy nhiên, ta phải khắc phục những hậu quả rất to lớn của hai cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của Mỹ, phải xoá bỏ những tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Ngoài ra, ta còn gặp những khó khăn như Đế quốc Mỹ bao vây cấm vận mà sự viện trợ của quốc tế hầu như không còn nữa. Các thế lực thù địch quốc tế đứng đầu là đế quốc Mỹ luôn tìm mọi cách chống phá thủ tiêu chủ nghĩa xã hội, trong đó Việt nam là mục tiêu của chúng.
    Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1976, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã được triệu tập. Đại hội đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua đường lối chung của cách mạng XHCN, đường lối kinh tế ở nước ta trong giai đoạn đổi mới và phương hướng nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ II.
    Đường lối chung xây dựng XHCN trong thời kỳ quá độ ở nước ta do Đại hội IV của Đảng thông qua có những nội dung cơ bản như sau:
    - Những mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là : Xâu dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN được xem là mục tiêu bao trùm; xây dựng nền sản xuất lớn XHCN được xem là cơ sở kinh tế của chế độ làm chủ tập thể; xây dựng nền văn hoá mới và xây dựng con người mới XHCN.
    - Các biện pháp đòn bẩy để đạt các mục tiêu trên là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng vè khoa học- kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đo cách mạng khoa học- kỹ thuật là then chốt; công nghiệp hoá XHCN được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.
    Trên cơ sở trên, Đại hội IV đề ra đường lối xây dựng xây dựng kinh tế XHCN xã hội trong giai đoạn mới mà nội dung cơ bản là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, ưu tiên phát triển nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; xây dựng cơ sở sản xuất vật chất kỹ thuật cho CNXH, đưa nền kinh tế sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, xây dựng kinh tế trung ương phát triển kinh tế địa phương kết hợp phát triển lực lượng sản xuatvôi' hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN; kết hợp kinh tế với quốc phòng.
    Tóm lại, đường lối xây dựng CNXH trên cả nước do Đại hội IV đề ra nhìn chung là do sự đúc rút kinh nghiệm của 20 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đường lối đó vẫn mắc những sai lầm của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc trong điều kiện tình hình quốc tế và trong nước như đã phân tích ở trên thì những sai lầm đó là khó tránh khỏi.
    2. Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng. Đấu tranh trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 – 1985).
    Tháng 3 năm 1982 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được triệu tập. Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện đường lối của Đại hội IV trong 5 năm qua, đồng thời nêu lên những ưu điểm và nhược điểm cần phải sửa chữa, khắc phụcTrện lĩnh vực lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện đường lối kinh tế, qua thực tiễn, Đại hội nhận thấy rằng đường lối cách mạng XHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN do Đại hội IV vạch ra là cho suốt cả thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng để đường lối đó thực hiện thắng lợi cần phải cụ thể hoá thành những chặng đường với những nhiệm vụ và biện pháp sao cho sát hợp với yêu cầu và khả năng cho phép.
    Từ nhận thức mới đó, Đại hội đã vạch ra chiến lược kinh tế- xã hội tổng hợp của chặng đường trước mắt đến năm 1990. Trong các chính sách lớn, được đặt lên hàng đấu và xem là có tính chất quyết định hơn hết là sự kết hợp đúng đắn giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nếu từ Đại hội III năm 1960, Đảng luôn luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ thì đến Đại hội lần này, điều mới và quan trọng là Đảng đã xác định cụ thể nội dung và cách thức công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên. Đó là: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công- nông hợp lý. Đó cũng là nội dung chính của công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên, nhằm tạo ra lực lượng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá cho chặng đường tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...